Giải đáp về buồng trứng: Bạn hỏi, bác sĩ trả lời

Thứ Năm, 28/07/2022 03:06 PM (GMT+7)

Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ, vừa có chức năng nội tiết (tiết ra các hormon sinh dục nữ quyết định giới tính phụ như estrogen và progesteron), vừa có chức năng ngoại tiết (sự rụng trứng). Trên cơ thể người có hai buồng trứng: một bên phải và một bên trái.

Hỏi: Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của buồng trứng đa nang là gì?

Hình ảnh minh họa buồng trứng đa nang

Hình ảnh minh họa buồng trứng đa nang

Đáp: Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của buồng trứng đa nang bao gồm:

- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Rối loạn kinh nguyệt có thể bao gồm có những khoảng thời gian dài không xuất hiện kinh nguyệt, số lượng ngày kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn, có những giai đoạn có lượng máu quá nhiều hoặc quá ít.

- Béo phì: Có tới 80% phụ nữ mắc buồng trứng đa nang bị béo phì. 

- Sự phát triển quá mức của lông trên mặt, ngực, bụng hoặc đùi trên - được gọi là chứng mọc lông quá nhiều, ảnh hưởng đến hơn 70% phụ nữ mắc buồng trứng đa nang.

- Mụn trứng cá nhiều xảy ra sau tuổi thiếu niên và không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường

- Da nhờn

- Da dày, mịn, và sẫm màu ở những vùng có nếp gấp (nách, cổ, háng) - được gọi là chứng dày lớp gai đen.

- Nhiều túi nhỏ chứa đầy dung dịch lỏng (túi nang) trong buồng trứng

Hỏi: Khi nào buồng trứng có nguy cơ bị hoại tử thưa bác sĩ?

Đáp: Xoắn phần phụ hoặc xoắn buồng trứng có thể khiến buồng trứng của bạn bị hoại tử. Trong trường hợp này, buồng trứng của bạn bị xoắn quanh dây chằng buồng trứng, cắt đứt nguồn cung cấp máu. Xoắn buồng trứng gây đau đớn, nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến buồng trứng bị hoại tử. Buồng trứng hoại tử cần được cắt bỏ bằng phẫu thuật tránh lây lan sang các khu vực bên cạnh.

Hỏi: Điều gì xảy ra với buồng trứng trong thời kỳ mãn kinh?

Đáp: Buồng trứng của bạn ngừng sản xuất estrogen và ngừng giải phóng trứng, và bạn sẽ mất khả năng mang thai. Buồng trứng của bạn cũng teo đi hoặc nhỏ lại. Tuổi mãn kinh trung bình là 51.

Hỏi: Có thể mang thai ngay trong buồng trứng không?

Đáp: Có, có thể mang thai trong buồng trứng. Đó chính là hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

Hỏi: Chức năng hoạt động của buồng trứng như thế nào?

Đáp: Trong thời kỳ dậy thì, hoạt động của buồng trứng mới bắt đầu, bởi vì vùng dưới đồi và tuyến yên cũng mới bắt đầu giải phóng ra hormon. Khi bắt đầu một chu kỳ phóng noãn mới, khoảng 20 nang noãn được chọn lựa để tiếp tục phát triển và những nang noãn còn lại bị thoái hoá.

Thông thường chỉ có một noãn bào được phóng mỗi tháng, cho nên có khoảng 400 nang noãn được phóng trong cuộc đời ngươờ phụ nữ. Những nang noãn còn lại thì bị teo đi. Tốc độ của sự teo này do tính chất gen cũng như yếu tố môi trường, tia xạ và một vài loại thuốc  và hút thuốc lá tác động. Khi hầu hết những nang noãn bị teo đi thì sự mãn kinh xảy ra.

Hỏi: Làm thế nào để bạn biết được buồng trứng nào phóng thích một quả trứng?

Đáp: Bạn có thể không biết buồng trứng nào đã phóng thích trứng. Cách duy nhất để biết là chú ý đến cảm giác của bạn khi rụng trứng. Một số người cảm thấy đau nhói hoặc chuột rút. Vị trí bạn cảm thấy đau (bên trái hoặc bên phải) có thể cho biết bên nào đã rụng trứng trong chu kỳ đó.

Hỏi: Ung thư buồng trứng có di truyền không?             

Đáp: Tương tự như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư buồng trứng là bệnh lý về gen, là kết quả lâu dài của gen với môi trường. Do đó, yếu tố di truyền có vai trò trong việc hình thành bệnh và được xem như một yếu tố nguy cơ. Việc đột biến các gen có khả năng gây ung thư sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Đột biến gen có thể do thừa hưởng gen bệnh từ bố mẹ hoặc mắc phải trong quá trình tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong môi trường. 

Lưu ý từ bác sĩ:

Buồng trứng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sinh sản của bạn. Chúng tạo ra các hormone giúp hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt và mang thai của bạn. Chúng cũng lưu trữ và giải phóng một quả trứng mỗi chu kỳ để thụ tinh. Một số người buồng trứng xuất hiện một số trình trạng đặc biệt cần điều trị y tế. Các triệu chứng của tình trạng buồng trứng bao gồm đau vùng chậu, chảy máu âm đạo và kinh nguyệt không đều. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy bất kỳ cơn đau nào trong thời kỳ rụng trứng hoặc hành kinh để họ có thể kiểm tra sức khỏe buồng trứng của bạn. 

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....