Giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Hà Nội

Thứ Tư, 15/02/2023 08:57 AM (GMT+7)

Tính đến hết năm 2022, dự kiến dân số Hà Nội trung bình đạt khoảng 8,4 triệu người (chiếm khoảng 8,4% dân số cả nước). Đặc biệt, thành phố đã bước đầu kiểm soát được tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; tỷ số giới tính khi sinh năm 2022 ước đạt 112,5 trẻ trai/100 trẻ gái.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn nhưng với tốc độ nhanh hơn so với các quốc gia khác. Mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam đang đứng ở ngưỡng rất cao, cụ thể là đứng thứ 3 Châu Á chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Số lượng trẻ em gái bị thiếu hụt ở Việt Nam sẽ là khoảng 45,9 nghìn trẻ, tương đương với 6,2% tổng số trẻ em gái được sinh ra. Mất cân bằng giới tính dân số trong tương lai là điều không thể tránh khỏi, cho dù Việt Nam có thể cân bằng tỷ số giới tính khi sinh về mức tự nhiên trong thập kỷ tới.

Để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản như Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Pháp lệnh dân số, các nghị định, Quy định về cấm lựa chọn giới tính khi sinh... Trong các bộ luật này, ngoài những quy định chung áp dụng một cách bình đẳng đối với nam và nữ còn có những chính sách điều chỉnh pháp luật riêng phù hợp với những đặc thù về giới tính của phụ nữ, trẻ em gái. 

Hà Nội là một đơn vị có những triển khai quyết liệt nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trong những năm gần đây. Sau nhiều nỗ lực trong công tác dân số, tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh của Hà Nội đã giảm từ 114,5 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2015, xuống còn 112,7 trẻ trai/100 trẻ gái trong năm 2021.

Hà Nội là một đơn vị có những triển khai quyết liệt nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Hà Nội là một đơn vị có những triển khai quyết liệt nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 485/KH-SYT về việc triển khai thực hiện chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 1-2-2023 của UBND thành phố Hà Nội trong lĩnh vực y tế. Tại kế hoạch này, ngành Y tế thành phố tập trung thực hiện 4 chỉ tiêu được thành phố giao và 2 chỉ tiêu phấn đấu của ngành.

Cụ thể các chỉ tiêu thành phố giao, bao gồm: Giảm 0,1% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước; giảm 0,1% tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân so với năm trước; duy trì 100% xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; duy trì chỉ tiêu tỷ lệ 100% chất thải y tế nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Đối với công tác dân số/kế hoạch hóa gia đình, Sở Y tế Hà Nội đặt ra mục tiêu tiếp tục thực hiện và triển khai các đề án, kế hoạch của UBND thành phố như: Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025; đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản năm 2030…

Bên cạnh đó, Sở Y tế thành phố cũng yêu cầu, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra ở các cấp bảo đảm thực hiện chính sách dân số ở địa bàn các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là đối với các xã, phường, thị trấn có mức sinh còn cao. Mặt khác, tăng cường thanh tra các cơ sở y tế ngoài công lập về lựa chọn giới tính thai nhi, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, pháp luật về việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...