Giờ sinh học là gì? Đi ngủ và thức dậy lúc nào là tốt nhất?

Thứ Bảy, 25/11/2023 02:22 PM (GMT+7)

Chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ và tinh thần. Để có một giấc ngủ tốt, chúng ta cần điều chỉnh giờ ngủ và thức dậy sao cho đúng với giờ sinh học của cơ thể.

Giờ sinh học là gì?

R-_2_

Giờ sinh học là  lịch trình làm việc và nghỉ ngơi tự nhiên của bộ não. Trong một ngày, mọi người đều trải qua sự tỉnh táo tự nhiên và mức độ tỉnh táo tăng lên vào những thời điểm nhất định trong ngày. Trong khi đó, có hai khoảng thời điểm được cho là dễ buồn ngủ nhất: khoảng từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều và từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng. Nếu bạn có chất lượng giấc ngủ vào ban đêm tốt thì bạn sẽ ít cảm thấy buồn ngủ hơn vào ban ngày.

Giờ sinh học cũng quyết định lịch trình đi ngủ và thức dậy buổi sáng tự nhiên của bạn. Khi bạn đã quen với việc đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, não của bạn sẽ thích nghi với lịch trình này. Bạn có thể thấy mình dễ dàng đi ngủ vào ban đêm và thức dậy ngay trước đồng hồ báo thức mà không gặp vấn đề gì.

Giờ sinh học của bạn có thể bị mất cân bằng nếu bạn thường xuyên thức đêm hoặc đi ngủ vào những thời điểm khác nhau trong tuần. Điều này có thể khiến cơ thể luôn trong tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.

Thời gian ngủ mà cơ thể cần

Phần lớn các chuyên gia đều cho rằng một người trưởng thành cần khoảng 7 tiếng mỗi đêm để ngủ. Tùy từng độ tuổi, các chuyên gia khuyến nghị thời gian ngủ là khác nhau:

Trẻ sơ sinh 0 - 3 tháng: 14 - 17 tiếng/ ngày

Trẻ 4 - 12 tháng: 12 - 16 tiếng/ ngày

Trẻ 1 - 2 tuổi: 11 - 14 tiếng/ ngày

Trẻ 3 - 5 tuổi: 10 - 13 tiếng/ ngày

Trẻ 9 - 12 tuổi: 9 - 12 tiếng/ ngày

Thanh thiếu niên 13 - 18 tuổi: 8 - 10 tiếng/ ngày

Người từ 18 - 60 tuổi: ít nhất 7 tiếng/ đêm

Người từ 61 - 64 tuổi: 7 - 9 tiếng/ đêm

Người trên 65 tuổi: 7 - 8 tiếng/ đêm

Giờ đi ngủ và thức dậy lý tưởng nhất

R-_1_

Dựa vào các khuyến nghị về thời gian ngủ theo từng độ tuổi và lịch trình của mình, bạn có thể tìm ra được thời điểm đi ngủ và thức dậy tốt nhất cho bản thân. Bạn cần xác định thời điểm mình muốn thức dậy vào buổi sáng, sau đó đếm ngược lại 7 tiếng (mức thời gian ngủ mỗi đêm tối thiểu được đề xuất cho người trưởng thành).

Ví dụ, nếu bạn cần thức dậy vào lúc 6 giờ sáng, bạn nên cân nhắc đi ngủ vào trước 11 giờ đêm trước đó.

Một điều quan trọng khác là việc duy trì thói quen đi ngủ - thức dậy vào một khung giờ nhất định mỗi đêm để cơ thể luôn được duy trì trong trạng thái thoải mái khi nghỉ ngơi và sau khi thức dậy. Việc thức khuya và dậy muộn vào cuối tuần có thể dẫn đến xáo trộn thói quen ngủ nghỉ và khiến bạn khó đi ngủ và thức dậy theo đúng khung giờ mà mình đã đặt ra.

Theo Healthline

Đức Hiếu

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....