Hà Nội tăng cường phố biến pháp luật về bình đẳng giới

Thứ Sáu, 29/09/2023 02:13 PM (GMT+7)

Nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Nội tăng cường triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới

Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 12/01/2019 về thực hiện “Đề án hỗ trợ hoạt động Bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2019-2025”; Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 18/3/2021 về thực hiện “Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025”; Quyết định số 73/QĐ- UBND ngày 05/2/2023 của UBND Thành phố về ban hành Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ DTTS giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Căn cứ chỉ đạo của Thành phố, Ban Dân tộc và các sở, ngành đã phối hợp với các địa phương vùng đồng bào DTTS tăng cường triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới.

img-7235

Lớp bồi dưỡng kiến thức về Luật Bình đẳng giới cho nhân dân các dân tộc xã Ba Trại, huyện Ba Vì

15 năm qua, UBND Thành phố Hà Nội đã giao cho Ban Dân tộc phối hợp với Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức được trên 100 lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật và tập huấn chính sách dân tộc; hoạt động bình đẳng giới; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… cho gần 30.000 lượt đối tượng là lãnh đạo và cán bộ Phòng Dân tộc huyện Ba Vì; lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức và đội ngũ báo cáo viên pháp luật của các huyện nói trên.

Bà Đinh Thị Nha - Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi thôn Đồng Âm, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, một thôn có tới 80% dân số là người dân tộc Mường chia sẻ rằng, các cặp vợ chồng trong thôn đều biết giúp đỡ nhau việc nhà nên không khí gia đình luôn hoà thuận, ít có mâu thuẫn, cãi vã, người phụ nữ có thêm điều kiện thời gian để nghỉ ngơi sau thời gian làm việc trong ngày.

Dù đã ngoài 60 tuổi nhưng bà Nguyễn Thị Thực, dân tộc Mường ở thôn Quýt, xã Yên Bài vẫn quyết định tạm gác công việc đồng áng theo xe hàng xóm ra trung tâm xã cách nhà gần 4km để nghe tuyên truyền phổ biến pháp luật về bình đẳng giới.

Có thể thấy, nội dung tuyên truyền, phổ biến được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tiễn từ cả hai phía. Theo đó, phía cung cấp nội dung là cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức hội, đoàn thể vừa chủ động thông tin tuyên truyền những điều luật thiết thực đang có hiệu lực thi hành thuộc phạm vi quản lý nhà nước chuyên ngành; vừa trên cơ sở khảo sát nhu cầu thực tiễn tại các địa phương để tuyên truyền, phổ biến các nội dung pháp luật mà địa phương quan tâm.

Trong tương lai, Hà Nội phấn đấu nhằm thực hiện mục tiêu tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...