Hải Phòng tiếp tục là 1 trong 9 tỉnh thành trong cả nước duy trì mức sinh thay thế.

Thứ Năm, 29/12/2022 07:44 AM (GMT+7)

Số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giai đoạn 2017 – 2021 được duy trì ổn định ở mức là 2,1 con.

Sáng 27-12, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Sở Y tế Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2022.

hai-phong1

Hội nghị tổng kết Dân số năm 2023 của thành phố Hải Phòng. 

Năm 2022, với sự quan tâm đặc biệt của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Bộ Y tế, Tổng cục Dân số, sự tham gia tích cực và đầy trách nhiệm của các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể - xã hội và sự hưởng ứng của nhân dân công tác dân số đã thu được kết quả khả quan: Số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giai đoạn 2017-2021 là 2,1 con. Hải Phòng tiếp tục là 1 trong 9 tỉnh, thành phố trong cả nước duy trì mức sinh thay thế.

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đạt 0,98%. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 69,10%. Chất lượng dân số từng bước được cải thiện, tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh là 66,02%, tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh là 61,23%, tuổi thọ bình quân đạt 74,7 tuổi cao hơn toàn quốc (73,7 tuổi), tỷ lệ dân số đô thị chiếm 45,21%, tỷ lệ dân số được đăng ký trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư về dân số đạt 99%. Kết quả đó đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam đề nghị ngành Y tế, các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tích cực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ về công tác dân số, tập trung tham mưu trình UBND thành phố ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 quy định một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các tập thể cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn thành phố Hải Phòng và triển khai hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, duy trì vững chắc mức sinh thay thế. Chỉ đạo các đơn vị y tế hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, đẩy mạnh việc truyền thông để nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc khám sức khỏe trước khi kết hôn; tăng tỷ lệ các bà mẹ mang thai, trẻ mới sinh tham gia sàng lọc trước sinh và sơ sinh... Củng cố, kiện toàn ổn định bộ máy làm công tác dân số cấp huyện, xã. Tiếp tục có các giải pháp cụ thể để chỉ đạo điều hành các nhiệm vụ, chương trình dân số và phát triển trong các năm tiếp theo…

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...