Hai thách thức lớn trong lĩnh vực dân số của Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ Bảy, 22/07/2023 09:11 AM (GMT+7)

Một số đô thị hàng đầu Việt Nam đang đối mặt với những thách thức trong công tác dân số, như tỉ suất sinh thấp, nguy cơ già hóa dân số, vấn đề phát triển dân số bền vững và chất lượng...Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình.

Thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội

Theo số liệu của Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa Gia đình Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2000 đến nay, tỷ suất sinh của Thành phố liên tục giảm, từ 1,76 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ xuống chỉ còn 1,39 năm 2022.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện là một trong 21 địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước. Đây được dự báo sẽ là trở ngại cho vấn đề phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố trong tương lai.

Ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định: “Đây là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai của Thành phố Hồ Chí Minh.”

Dân số già hóa

Mức sinh thấp sẽ tác động mạnh đến cơ cấu dân số, trong khi tỷ lệ người trẻ và người trong độ tuổi lao động ngày càng giảm, tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng.

Điều này làm gia tăng tốc độ già hóa dân số của Thành phố. Thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh đã bước sang giai đoạn già hóa dân số với số lượng người cao tuổi chiếm hơn 10% tổng dân số.

screen-shot-2021-11-27-at-233231-16380308115891422801426

Ảnh minh họa: Mức sinh thấp đi cùng với thách thức về già hóa dân số

Nguyên nhân do đâu?

Một khảo sát của Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa Gia đình Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy phụ nữ ngày càng kết hôn muộn, cùng với đó những áp lực về việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt khiến cho tỷ suất sinh đẻ giảm.

Cùng với đó, chi phí cho việc nuôi dạy và chăm sóc con cái từ ăn, ở, mặc cho đến giáo dục, vui chơi giải trí… đều tăng cao dẫn đến tâm lý sinh ít để có điều kiện tốt nhất cho con phát triển.

Ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa Gia đình Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng việc phụ nữ sinh ít con, chỉ ở mức dưới 1,4 con như hiện nay khiến cho nguy cơ Thành phố sẽ bị thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.

Giải pháp của thành phố

Trước tình trạng mức sinh giảm sút trên địa bàn, tháng 3/2023, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành “Chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030.”

Thành phố đặt mục tiêu nâng tổng tỷ suất sinh đạt 1,4 con/phụ nữ vào năm 2025, hướng tới năm 2030 là 1,6 con.

Quy mô dân số Thành phố khoảng 10,6 triệu người vào năm 2025 và đạt 12 triệu người vào năm 2030. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên phấn đấu trên 1,1% vào năm 2025, trên 1,3% vào năm 2030.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...