Hậu quả của việc thiếu vi chất khi mang thai

Thứ Tư, 25/10/2023 10:51 PM (GMT+7)

Trong giai đoạn mang thai, thiếu vi chất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, hình thành trí não của thai nhi, đến thể chất của mẹ và nguy hiểm hơn là có thể gây dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng, sảy thai. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ vi chất cho sự phát triển toàn diện của mẹ và bé

Hậu quả của việc thiếu vi chất trong từng giai đoạn thai kỳ:

Giai đoạn sớm thai kỳ: có thể dẫn đến sảy thai.

Giai đoạn hình thành các cơ quan của cơ thể: có thể gây dị tật bẩm sinh.

Giai đoạn cuối thai kỳ: chậm phát triển bào thai dẫn đến trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2500g.

phu-nu-mang-thai-5-thang-nen-an-gi-de-con-thong-minh-1660019141879809436681

Bổ sung các vi chất vào chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu rất quan trọng

Hậu quả của việc thiếu một số vi chất cụ thể:

1. Đạm: Nếu lượng đạm ăn vào quá ít trong suốt thai kỳ thì số lượng tế bào của mô thai nhi sẽ giảm, trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và chiều dài không đạt mức tối đa theo tiềm năng di truyền cho phép.Thiếu chất đạm đặc biệt nghiêm trọng đối với não bộ vì sẽ gây nên sự chậm phát triển không hồi phục.

2. Thiếu folate: Trong những tuần đầu thai kỳ sẽ bị dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống và thiếu một phần não bẩm sinh. Ống thần kinh đóng không hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến bại liệt, não úng thuỷ... Ống thần kinh thường đóng lại vào khoảng ngày 24-28 của thai kỳ, đây là thời điểm nhiều phụ nữ chưa nhận biết mình có thai nên chế độ ăn chưa được điều chỉnh hợp lý. Thiếu dinh dưỡng trong thai kì không chỉ ảnh hưởng đến sản phụ mà còn gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Thiếu folate ở giai đoạn cuối thai kỳ sẽ dẫn đến thai nhi chậm tăng trưởng và bà mẹ mang thai có thể bị chứng thiếu máu hồng cầu to và các biến chứng trong thai kỳ như nhau bong non, xuất huyết.

3. Thiếu iốt trước và trong quá trình mang thai sẽ sinh ra trẻ đần độn, nếu thiếu nhẹ thì có thể dẫn đến chậm phát triển khả năng nhận thức & vận động của trẻ.

4. Thiếu vitamin A: Tình trạng thiếu vitamin A ở bà mẹ mang thai sẽ dẫn đến sinh non, thai chậm phát triển và sơ sinh nhẹ cân.

5. Thiếu sắt ở mẹ có thể làm tăng nguy cơ chết chu sinh ở trẻ, sanh non, hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân, mẹ có thể bị băng huyết sau sinh, chậm phục hồi sức khỏe, giảm sức đề kháng.

6. Thiếu kẽm ở bà mẹ mang thai sẽ ảnh hưởng đến chiều dài tiềm năng của trẻ.

7. Thiếu vitamin D trong suốt thai kỳ sẽ gây rối loạn chuyển hoá canxi dẫn đến hạ canxi huyết, co giật do thiếu canxi, giảm sản men răng của trẻ và chứng nhuyễn xương ở mẹ.

8. Thiếu vitamin B12: Trẻ sinh ra từ phụ nữ có chế độ ăn thiếu vitamin B12 sẽ có nguy cơ cao bị chậm tăng trưởng. 

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....