Hậu quả khi thanh thiếu niên mắc HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

Thứ Hai, 20/11/2023 12:48 AM (GMT+7)

HIV là một trong những bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm nhất hiện nay. Theo CDC Hoa Kỳ, năm 2021 có 20% ca mắc HIV mới gặp ở lứa tuổi 13-24. Một nửa trong số 20 triệu ca mắc mới bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) thuộc lứa tuổi 15-24.

Số liệu của WHO năm 2023 cho thấy, mỗi ngày có hơn 1 triệu ca mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, tập trung chủ yếu vào 8 bệnh chính trong đó có 4 bệnh có thể chữa khỏi (là Lậu, Chlamydia, Giang mai, trùng roi) và 4 bệnh hiện chưa chữa khỏi được chủ yếu liên quan đến virus (HBV, HSV, HPV và HIV).

Theo CDC Hoa Kỳ năm 2021 có 20% ca mắc HIV mới gặp ở lứa tuổi 13-24. Một nửa trong số 20 triệu ca mắc mới STIs thuộc lứa tuổi 15-24.

20190613_100909_061290_HIV.max-1800x1800

Khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi ở độ tuổi thanh thiếu niên sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề:

Đầu tiên gây ra sự mặc cảm của bệnh nhân với xa hội, nếu như bị lộ thông tin có thể gây ra sự kì thị của xã hội với người bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý chưa được vững vàng của người bệnh ở lứa tuổi này.

Thứ 2, những người bệnh này thường thiếu kiến thức, dẫn tới khám phát hiện và điều trị muộn, trở thành nguồn lây cho cộng đồng.

Thứ 3, với bản thân người bệnh, khi mắc các bệnh STIs kéo dài không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh cũng như các di chứng của bệnh.

HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn có ý thức bảo vệ chính mình và có những kiến thức cơ bản về sức khỏe tình dục. Dưới đây là những lưu ý giúp bạn phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục:

+ Chung thủy, một vợ một chồng. Không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người đặc biệt là với gái mại dâm.

+ Sử dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục.

+ Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau mỗi lần quan hệ.

+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

+ Không sử dụng ma túy.

+ Hạn chế đồ uống có nồng độ cồn.

Riêng với bệnh HIV, dựa vào đường lây nhiễm HIV (tình dục, đường máu, lây từ mẹ sang con) có một số biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV như sau:

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục

+ Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

+ Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.

+ Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu

+ Không tiêm chích ma túy.

+ Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

+ Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.

+ Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con

+ Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.

+ Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

+ Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ. 

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....