Hậu sản mòn ở phụ nữ sau sinh: Những điều cần lưu ý

Thứ Hai, 13/11/2023 12:04 AM (GMT+7)

Hậu sản mòn vô cùng nguy hiểm với phụ nữ sau sinh. Nó làm cơ thể người mẹ ngày càng gầy yếu, sữa không đủ dinh dưỡng khiến trẻ còi cọc, dễ ốm yếu.

1. Hậu sản mòn là gì?

Hậu sản mòn là cách gọi thông thường của hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân, quá gầy do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không được chăm sóc cẩn thận sau sinh. Các mẹ bị hậu sản mòn thường có biểu hiện là cơ thể gầy yếu, sụt cân nhanh, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh, ảnh hưởng sức khỏe. Bên cạnh đó, việc thiếu cân sau sinh thường khiến các chị em dễ bị kiệt sức và suy dinh dưỡng. Khi cơ thể phụ nữ sau sinh thiếu chất, nguồn sữa sẽ không đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu và sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu. Thông thường bệnh có 2 dạng biểu hiện là: Bệnh hậu sản mòn thông thường và bệnh hậu sản phù. Thời gian xuất hiện tình trạng này cũng tương tự như chứng hậu sản nói chung là khoảng 3 tháng sau sinh. Vì vậy, sản phụ cũng như người thân trong gia đình cần quan tâm đặc biệt đến sức khỏe trong giai đoạn này.

2. Nguyên nhân gây hậu gầy sản mòn sau khi sinh con

  • Cơ thể sản phụ mệt mỏi, căng thẳng: 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau là một khoảng thời gian dài, đặc biệt quá trình vượt cạn để sinh con khiến cơ thể sản phụ bị kiệt sức. Mặt khác, việc chăm sóc con nhỏ càng làm chị em bị mệt mỏi, căng thẳng. Chính những điều này dẫn đến những vấn đề sức khỏe sau sinh.
  • Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ không hợp lý: Người mẹ sau khi sinh cần phải được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để giúp hồi phục sức khỏe và tạo sữa nuôi con. Thế nhưng, nhiều chị em có chế độ ăn không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng khiến cơ thể rơi vào tình trạng hậu sản mòn.
  • Quan hệ quá sớm sau sinh: Cơ thể phụ nữ sau khi sinh cần khoảng thời gian 6 tuần để hồi phục. Tuy nhiên, nhiều chị em không kiêng, quan hệ sớm làm cho tử cung, vùng kín bị tổn thương dễ gây viêm nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và gây ra hậu sản gầy mòn.

Mặt khác, những vấn đề tâm lý trong thời gian nuôi con cũng gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của sản phụ.

OIP (1)

3. Triệu chứng hậu sản mòn

Nhiều mẹ thường thắc mắc các triệu chứng hậu sản mòn là gì? Theo các chuyên gia, tình trạng cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh… là dấu hiệu phổ biến của phụ nữ sau sinh bị hậu sản mòn.

  • Bệnh hậu sản mòn thông thường: Triệu chứng hậu sản mòn thông thường là mẹ sau sinh trông gầy gò, xanh xao dù đã được chăm sóc kỹ càng với chế độ dinh dưỡng tốt và nghỉ ngơi đầu đủ. Mẹ bị sút cân nhanh chóng sau sinh hoặc bị giảm cân sau đó vài tuần. Đồng thời, mẹ sau sinh thường có hiện tượng sôi bụng, xót ruột, không muốn ăn.
  • Triệu chứng hậu sản phù: Mẹ bị hậu sản phù sẽ có những triệu chứng gần giống bệnh hậu sản mòn thông thường nhưng kèm theo các triệu chứng phức tạp hơn như chân tay bị nổi phù. Một số trường hợp còn bị nổi phù ở mặt.

4. Cách chăm sóc mẹ sau sinh bị hậu sản mòn

Trường hợp nhận được chẩn đoán bị hậu sản mòn, ngoài việc tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ, mẹ sau sinh cần chú ý các vấn đề sau:

  • Chế độ dinh dưỡng: Một trong những điều quan trọng là mẹ cần bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể vào lúc này. Mẹ nên đảm bảo bản thân có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đừng ngại tăng cân. Mỗi bữa nên ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, sườn, cá, sữa… để đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất của cơ thể, đảm bảo sức khỏe, duy trì đủ lượng sữa cho bé bú. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là tuyệt đối không được ăn đồ sống, đồ tanh, đồ lạnh hoặc những thực phẩm khó tiêu hóa. Chế độ ăn nên bổ sung cho cơ thể nhiều loại rau xanh, trái cây để cung cấp đủ lượng vitamin và chất xơ. Các chất này rất cần thiết cho mẹ vượt qua chứng táo bón và bệnh trĩ sau sinh. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp trong đó vitamin sau sinh hoặc uống viên sắt tổng hợp mỗi ngày nhằm ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu sau sinh.Uống đủ 2-3 lít chất lỏng bao gồm:  nước, sữa, nước trái cây mỗi ngày.
  • com-cu-min
  • Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, vận động: Hãy cố gắng dành ra một khoảng thời gian nhất định cho bản thân để nghỉ ngơi, làm những việc mà bản thân yêu thích. Để làm được việc này, mẹ đừng ngần ngại chia sẻ công việc chăm sóc bé cho chồng hoặc những người thân trong gia đình.Luôn suy nghĩ lạc quan và giữ tinh thần thoải mái.Sau sinh nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên để khí huyết lưu thông, kích thích cảm giác thèm ăn và giúp cơ thể hấp thụ tốt. Mẹ nên thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… để tăng sức đề kháng, giúp sức khỏe mau hồi phục.
  •  Quan hệ tình dục sau sinh: Các bác sĩ thường khuyến cáo không nên quan hệ tình dục sớm sau sinh. Bởi điều này cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến thể trạng và sức khỏe của người mẹ.Với phụ nữ sinh thường, không nên quan hệ tình dục trước 2 tháng sau sinh. Vì sau sinh, tử cung và vùng kín của người phụ nữ bị tổn thương. Nếu quan hệ vợ chồng sớm sẽ làm tử cung và vùng kín bị tổn thương nặng hơn, dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm…Đối với phụ nữ sinh mổ, cần chờ vết thương phục hồi hoàn toàn mới được sinh hoạt tình dục. Nếu tình dục quá sớm sẽ khiến vết mổ bị tổn thương, dễ bị viêm loét rất nguy hiểm cho sức khỏe sản phụ.Giữ vệ sinh cơ thể: Đảm bảo vệ sinh cơ thể đầy đủ, không nên kiêng tắm gội sau sinh, chú ý vệ sinh vùng kín, vệ sinh khu vực có vết thương, vì lúc này thể tạng của mẹ rất yếu nên dễ bị xuống sức, nhiễm khuẩn.
Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....