Hiện tượng tăng cân khi sử dụng thuốc tránh thai

Thứ Sáu, 21/10/2022 05:03 AM (GMT+7)

Thuốc tránh thai dạng viên là một trong những loại thuốc quen thuộc và cần thiết đối với nữ giới, nhưng có thông tin rằng sử dụng thuốc tránh thai dạng viên sẽ gây tăng cân, từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới ngoại hình.

Viên uống tránh thai hàng ngày là một phương tiện tránh thai đáng tin cậy, kín đáo, bảo vệ sự tự do của người sử dụng và khá phù hợp với những người có quan hệ tình dục thường xuyên.

Một số phụ nữ được hỏi trong nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Sức khỏe Sofres (Pháp) cho rằng, thuốc tránh thai có tác dụng phụ khó chịu như tăng cân hoặc giữ nước.

Uống thuốc tránh thai hàng ngày có tăng cân không?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, thành phần estrogen trong thuốc tránh thai có tác dụng giữ muối và nước trong cơ thể. Điều này khiến nhiều phụ nữ cảm thấy mình tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai. Bên cạnh đó là cảm giác sưng phù ở tay, chân, mí mắt sau khi uống thuốc. Ngoài ra, việc uống thuốc tránh thai gây tăng cân còn là thành phần progestin (là một dạng tổng hợp của progesterone) có trong thuốc, có tác dụng kích thích sự thèm ăn, gây tăng cân.

uong-thuoc-tranh-thai-co-tang-can-khong

Để khắc phục nhược điểm này cũng như các tác dụng phụ khác do estrogen và progestin gây ra, viên thuốc ngừa thai hiện nay có hàm lượng nội tiết rất thấp, chỉ đủ để có tác dụng ngừa thai. Tuy vậy, một số phụ nữ nhạy cảm với estrogen vẫn bị tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai có gây hiện tượng giữ nước?

Theo các chuyên gia, thuốc tránh thai chứa liều cao estrogen có thể gây ra hiện tượng giữ nước trong cơ thể. Estrogen sẽ kích thích các hợp chất trong thận như renin-angiotensin, chịu trách nhiệm giữ nước, từ đó natri (muối) cũng được lưu lại và cuối cùng gây tăng cân.

Các nghiên cứu về liều lượng estrogen trong thuốc tránh thai cho thấy rằng thuốc có ít hơn 20 microgram estrogen sẽ gây giảm cân; 30 microgram estrogen không gây giảm cân, trong khi 50 microgram sẽ gây giữ nước và tăng cân trong cơ thể.

Vậy có loại thuốc tránh thai không tăng cân?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng cân là một tác dụng phụ nhỏ trong thuốc tránh thai. Thay vào đó, cơ thể có thể giữ lại nhiều chất lỏng hơn, làm cho bạn cảm thấy nặng nề hơn lúc trước, đặc biệt là ở ngực, hông và đùi. Các estrogen trong thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến các tế bào chất béo (mỡ), làm cho chúng lớn hơn nhưng không nhiều hơn.

Trong trường hợp hiếm gặp, phụ nữ có thể tăng thêm cơ bắp và cân nặng khi dùng thuốc. Điều này là do ảnh hưởng của hormone nam trong một vài loại thuốc tránh thai lên cơ thể người phụ nữ. Dùng thuốc với liều lượng estrogen thấp có thể làm giảm bớt tác dụng phụ, nhưng bạn cũng có thể gặp nguy cơ đốm da mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt.

Làm sao để kiểm soát cân nặng khi sử dụng thuốc tránh thai?

- Xác định nguyên nhân tăng cân: Giữ chế độ ăn uống điều độ để dễ quan sát và xác định nguyên nhân tăng cân là do thuốc tránh thai hay do thói quen sinh hoạt tác động.

Theo dõi cân nặng thường xuyên trong 3 tháng đầu sử dụng thuốc tránh thai. Nếu bạn nằm trong trường hợp chỉ tăng cân trong 1-2 tháng đầu dùng thuốc rồi đứng cân thì không đáng ngại.

nen-dung-bao-cao-su-hay-thuoc-tranh-thai-202109161614124880

- Chuyển sang biện pháp tránh thai khác: Nếu cân nặng vẫn gia tăng không ngừng trong quá trình dùng thuốc thì bạn nên chuyển sang dùng biện pháp tránh thai khác như: dùng bào cao su khi quan hệ, đặt vòn, cấy que... hoặc theo tư vấn của bác sĩ.

- Không điều trị giảm cân bằng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân tăng cân: Không nên tự ý dùng thêm bất kỳ loại thuốc giảm cân cấp tốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

- Tăng cường vận động: Tập thể dục tối thiểu 20 phút/ngày để đốt cháy calo, kiểm soát sự thèm ăn và giảm trọng lượng nước. 

5154853_RDLL

- Tăng lượng nước uống: Uống nhiều nước có thể giúp bạn ngăn chặn sự giữ nước do thay đổi nội tiết tố.

Bạn cũng nên giảm lượng natri nạp vào cơ thể, tối đa 1500 mg /ngày để giúp giảm và ngăn ngừa tăng cân do giữ nước. Nhóm thực phẩm chứa nhiều natri: ngũ cốc, thực phẩm đóng hộp, bánh mì, thịt gia cầm đông lạnh...

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....