Hội chứng bàn chân bẹt

Thứ Năm, 14/07/2022 10:34 AM (GMT+7)

Bàn chân bẹt là gì? Nguy cơ, hướng điều trị bàn chân bẹt.

Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là tình trạng mặt lòng bàn chân (vòm bàn chân) bằng phẳng, không lõm chút nào. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt do cấu trúc bàn chân của trẻ chủ yếu là các mô mềm. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi, vòm bàn chân sẽ bắt đầu phát triển hoàn thiện. Ở giai đoạn này, nếu hõm bàn chân của trẻ vẫn chưa phát triển. Khi đi trên cát hoặc chân ướt đi trên nền để lại dấu chân không có chỗ khuyết như ta vẫn thấy thì trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu nghi ngờ 

Một số nguyên nhân dẫn đến chứng bàn chân bẹt:

- Di truyền: do bố mẹ hoặc trong gia đình có người bị bàn chân bẹt nên di truyền. 

- Do thói quen: cho bé đi dép có đế phẳng từ bé hoặc hay đi chân đất nhiều. Với những bé có xương khớp mềm dễ dẫn đến chứng bàn chân bẹt. 

- Bị gãy xương khiến xương bàn chân phát triển không bình thường.

- Các bệnh ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ.

Thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số mắc chứng bàn chân bẹt tùy theo cấp độ, có hoặc không kèm theo giãn hoặc rách gân cơ chày sau. Ban đầu, bàn chân bẹt không gây đau, đến một thời điểm nào đó khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng thì người bệnh sẽ đau mắt cá chân, đau đầu gối, đau khớp háng hay thắt lưng.

Các nguy cơ gặp phải 

- Biến dạng hệ xương khớp: Bàn chân có cấu tạo quay sấp quá mức, hoặc gót chân có biểu hiện vẹo ngoài sẽ làm thay đổi toàn bộ ở trục chi dưới, điều này sẽ dẫn đến tình trạng cẳng chân xoay vào trong và đầu gối di chuyển vào bên trong.

- Lệch trục cột sống khiến người bệnh đau nhức liên tục kéo dài như tình trạng đau nhức khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp gối, khớp háng, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng làm biến dạng, vẹo cột sống, đau lưng và cổ.

- Xuất hiện cấu trúc bất thường ở ngón chân cái như là ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh đau gót chân, viêm cân gan chân.

- Dáng đi xấu, bước chân vận động chậm lại nặng nề, thiếu tự tin có thể trở thành bị dị tật sau này.

- Stress: trẻ thường hay cáu gắt, mệt mỏi, hay biếng ăn làm chậm quá trình trao đổi chất … do cơ thể trẻ đang trong trạng thái không được cân bằng.

Điều trị bàn chân bẹt

Phương pháp trị liệu không phẫu thuật: Sử dụng đế giày chỉnh hình y khoa sẽ là giải pháp đơn giản và hiệu quả để điều chỉnh tật bàn chân bẹt ở trẻ em. Đây là một miếng lót giày được thiết kế đặc biệt đo trên bàn chân của từng trẻ, miếng lót này giúp tạo vòm và nâng đỡ bàn chân, hỗ trợ xương khớp trở về đúng trục.

Khi nào cần phẫu thuật? Phẫu thuật là không cần thiết đối với trẻ dưới 8 tuổi và dị tật ít nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm vẫn cần phải can thiệp phẫu thuật với trẻ trên 8 tuổi, khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển chiều cao nhanh và hình thành gân gót Achille ngắn hơn bình thường.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....