Hội chứng viêm bao gân: nguyên nhân và cách điều trị

Chủ Nhật, 30/10/2022 01:26 PM (GMT+7)

Viêm bao gân là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi và làm việc văn phòng. Bệnh không chỉ khiến người mắc cảm thấy đau đớn mà còn dễ biến chứng thành những bệnh khác nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

1. Bệnh viêm bao gân là gì?

Ở giữa các khớp trên cơ thể con người có một mô nối các cơ với xương lại với nhau. Mô này được gọi là gân, có nhiệm vụ giúp đỡ cơ thể thực hiện các động tác như chạy nhảy, vận động.  Bao quanh bên ngoài gân là một lớp bảo vệ được gọi là bao gân. Bộ phận này có nhiệm vụ tiết hoạt dịch để hỗ trợ các hoạt động của khớp được trơn tru. Khi gân bị tổn thương sẽ dẫn đến việc lớp bao gân cũng gặp vấn đề như sưng, viêm do không có đủ hoạt dịch được tạo ra. Đây chính là tình trạng viêm bao gân.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta có thể đối mặt với tình trạng viêm bao gân, chúng ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng có nguy cơ bị viêm bao gân, trong đó có thể kể tới như: khu vực gối, cổ tay, chân hoặc vai. Đây là những vị trí phải vận động thường xuyên, bao gân rất dễ bị viêm nhiễm và cần được điều trị kịp thời.

Hiện nay, khá nhiều người đang phải đối mặt với tình trạng viêm bao gân cổ tay, bởi vì chúng ta cử động cổ tay rất nhiều, thực hiện một số động tác khó, ví dụ như: xoay cổ tay,… Bên cạnh đó, các bác sĩ cho biết bao gân cổ tay nằm gần so với bề mặt da, điều này khiến chúng có nguy cơ chịu tổn thương rất lớn.

2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm bao gân ở cổ tay xảy ra khá phổ biến ở nữ giới, nhất là các chị em trong độ tuổi từ 20 - 50. Họ là người nội trợ trong gia đình và thường xuyên vận động cổ tay khi làm việc nhà, chính vì thế bao gân cổ tay có nguy cơ tổn thương rất cao. Ngoài ra, do nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày càng tăng cao, tư thế dùng không đúng cách dẫn tới tổn thương bao gân cổ tay.

Nếu bạn thuộc một trong những nhóm người kể trên, hãy chủ động thay đổi thói quen làm việc nhà hoặc sử dụng điện thoại di động. Nhờ vậy, chúng ta sẽ ngăn ngừa nguy cơ viêm bao gân cổ tay xảy ra. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường xảy ra ở bao gân cổ tay, mọi người nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe và điều trị tích cực.

20191123_155152_919455_dieu-tri-viem-bao-g.max-1800x1800

3. Triệu chứng của viêm bao gân

Thông thường, những triệu chứng điển hình của các chứng viêm bao gân là đau nhức kèm sưng ở vùng bị viêm, khó vận động. Mỗi vị trí bị viêm bao gân sẽ có những triệu chứng cụ thể khác nhau. Viêm bao gân ở vùng cổ tay có hai triệu chứng dễ nhận biết được nhất là hội chứng De quervain và hội chứng ống cổ tay.

3.1. Hội chứng De quervain

Hội chứng De quervain là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chứng viêm bao gân cổ tay, một số biểu hiện của nó bao gồm:

- Sưng đau, nóng đỏ ở vùng mỏm trâm quay ở xương cổ tay.

- Các cơn đau âm ỉ và tăng dần khi thực hiện các cử động ngón tay cái.

- Các cơn đau có thể lan san các vùng khác như cẳng tay khi thực hiện các cử động như duỗi hay dạng các ngón tay.Khi siêu âm có thể thấy được dịch bao quanh cổ tay.

- Các cử động ở ngón tay cái không được trơn tru, bị dính lại và phát ra tiếng kêu lạo xạo. 

Nếu không điều trị hợp lý và để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số hậu quả rất nghiêm trọng như xơ gân, rối loạn vận động, cảm giác. Đặc biệt người mắc viêm bao gân cổ tay sẽ bị hạn chế các vận động do các cơn đau ngày càng nghiêm trọng nhất là ở ngón cái.

3.2. Hội chứng ống cổ tay

Đây là tình trạng các dây thần kinh giữa bị tổn thương do các bao gân bao quanh các ống cổ tay bị viêm. Hội chứng này bao gồm một số biểu hiện như sau:

- Viêm sưng và nóng phần cổ tay, các cử động cổ tay bị hạn chế.

- Các cơn đau thường tăng lên khi bưng vác vật nặng và những cơn đau thường tăng về đêm, đau có thể lan đến cánh tay, cẳng tay và vùng vai gáy.

- Vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa sẽ bị chi phối tùy vào mức độ bị chèn ép. Rối loạn cảm giác ở các ngón tay và đầu ngón tay, các vận động ở vùng mô ngón cái bị hạn chế.

4. Tính nguy hiểm từ bệnh viêm bao gân

Viêm bao gân là một bệnh xương khớp khá phổ biến nhưng thường dễ bị bỏ qua. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Viêm bao gân gây đau đớn, khó vận động ở những vị trí viêm. Ngoài ra, tình trạng viêm gân còn khiến các khớp liên quan trở nên cứng và khó chuyển động, gân bị hạn chế cử động hoặc bị đứt, rách. Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng còn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn, thậm chí là tử vong nếu nhiễm trùng nặng tại nhiều vị trí.

Về lâu về dài, chúng ta có nguy cơ mất cảm giác bàn tay, ngón tay hoặc biến dạng, đây là những vấn đề sức khỏe hết sức nghiêm trọng, chúng có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng nhất là khi tình trạng viêm lan rộng tới khớp trên toàn cơ thể và đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

5. Chẩn đoán và điều trị viêm bao gân cổ tay

Để phát hiện viêm bao gân ở cổ tay, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra khu vực mà người bệnh cảm thấy đau hay nghi ngờ bị viêm. Trong một số trường hợp, để chắc chắn hơn về kết quả chẩn đoán và loại trừ nguyên nhân viêm khớp các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm như siêu âm hoặc chụp MRI. Điều trị viêm bao gân cổ tay với mục đích giảm đau và viêm bằng một số phương pháp kết hợp với nghỉ ngơi để gân, cơ mau chóng hồi phục. Một số phương pháp được sử dụng:

- Cố định gân ở vị trí viêm bao gân bằng nẹp hoặc bó bột để giữ cho gân ổn định và dần hồi phục.

- Sử dụng khăn ấm hoặc mát để chườm lên vùng bị viêm với tác dụng giảm đau.

- Sử dụng một số loại thuốc kháng viêm không steroid hoặc tiêm corticosteroid theo chỉ định của bác sĩ.

viem-bao-gan-2

- Thực hiện phẫu thuật nếu phát hiện tình trạng nhiễm trùng ở bao gân cổ tay (hiếm gặp).Nếu nguyên nhân gây viêm bao gân cổ tay là một bệnh lý khác (viêm khớp dạng thấp, gout) thì cần điều trị chung cả hai bệnh.

- Sau khi gân lành, cần thực hiện một số bài tập vận động để tăng sức mạnh cho gân, cơ và tránh tái phát.

- Nẹp hoặc bó bột cho cổ tay để gân có thể ổn định và phục hồi

6. Một số cách phòng ngừa

Nếu người bệnh biết cách sinh hoạt và vận động hợp lý thì hoàn toàn có thể tránh khỏi tình trạng này. Dưới đây là một số vấn đề cần chú ý trong việc sinh hoạt, vận động hàng ngày:

-Tránh những vận động mạnh, quá sức hoặc lặp lại một động tác quá lâu.

-Thực hiện các bài tập giúp giãn cơ, mở rộng phạm vi cử động để tăng cường sức khỏe cơ, gân và giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm bao gân cổ tay.

-Hạn chế tình trạng viêm bằng cách giữ vệ sinh thật tốt ở vùng cổ tay khi có vết thương hở để ngăn nhiễm trùng.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....