Kế hoạch chuẩn bị mang thai trong vòng 3 tháng

Thứ Sáu, 09/12/2022 03:19 PM (GMT+7)

Ba tháng trước khi bắt đầu thụ thai là khoảng thời gian để các đôi khám sức khoẻ, loại bỏ các thói quen có hại, chuẩn bị một thai kỳ khoẻ mạnh.

Ba tháng trước khi thụ thai

Lên lịch kiểm tra

Theo các chuyên gia, bước đầu tiên trong kế hoạch mang thai là lên lịch khám sức khỏe để có được những lời khuyên một cách khoa học về việc ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai, quản lý tình trạng sức khỏe hay tư vấn các loại thuốc, thực phẩm an toàn sử dụng.

Đây cũng là cuộc hẹn kiểm tra các vấn đề sản phụ khoa để nhận những tư vấn sâu sát của bác sĩ nhằm giúp cặp đôi bắt đầu kế hoạch mang thai hiệu quả, khỏe mạnh. Ngoài ra, các bác sĩ cũng xác định các loại vaccine mà thai phụ cần phải tiêm trước khi mang thai. Trong đó vaccine thủy đậu và rubella là hai loại cần quan tâm hàng đầu. Nếu chưa có từng mắc hai bệnh này, các thai phụ tốt nhất nên tiêm vaccine 3 tháng trước khi bắt đầu cố gắng thụ thai.

Kiểm tra lại các loại thuốc đang sử dụng

Tủ thuốc gia đình có thể chứa những loại thuốc thông thường để giảm đau đầu, dị ứng, táo bón, hoặc các loại thực phẩm chức năng... Một số loại thuốc chứa thành phần ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, gây hại cho thai nhi. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các dược phẩm an toàn sử dụng trong thai kỳ hoặc khi đang nỗ lực thụ thai.

Tìm hiểu các thông tin về ngừng tránh thai

Các cặp đôi chỉ sử dụng phương pháp tránh thai rào cản như bao cao su có thể ngừng sử dụng ngay khi có ý định sinh con. Còn với các phương pháp tránh thai nội tiết, thời gian từ khi ngừng sử dụng đến khi có thai có thể mất vài tháng. Ngoài ra, các loại thuốc tiêm hoặc những biện pháp như que cấy, đặt vòng đều cần đến gặp bác sĩ để loại bỏ.

Khám răng

Các bệnh về niếu đôi khi có thể liên quan đến khả năng sinh con. Ngoài ra, các tình huống huống cần điều trị nha khoa, uống thuốc giảm đau, chụp X-quang đều không thể thực hiện khi đang mang bầu. Vì vậy, chuyên gia cho rằng các đôi nên đảm bảo sức khỏe răng miệng thật tốt trước khi mang thai.

Đánh giá an toàn nơi làm việc

Nếu môi trường làm việc của bạn tiềm ẩn nguy cơ tiếp xúc với hóa chất độc hại, hoặc cần phải đứng trong khoảng thời gian dài, hãy nói chuyện với cấp trên để có sắp xếp hợp lý. Một số biện pháp như chuyển không gian làm việc tạm thời, hoặc sắp xếp ghế ngồi, có thể giảm bớt áp lực cho bạn khi mang bầu.

Kiểm soát các bệnh mạn tính

Nếu đang mắc các bệnh mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường, động kinh, hoặc lupus... bạn sẽ cần kiểm soát cẩn thận các biến chứng trước và trong suốt quá trình mang thai. Ví dụ, với thai phụ có bệnh tiểu đường, lượng đường huyết của người mẹ được kiểm soát tốt trước khi mang thai sẽ giúp gia tăng sức khỏe của em bé.

Việc khám sức khỏe trước khi mang thai cũng cần phải kèm theo xét nghiệm bệnh tiểu đường nếu bác sĩ cho rằng bạn nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra chứng trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn cảm xúc dù đang xảy ra hay từng mắc phải cũng nên được chú ý đặc biệt.

kham-suc-khoe-tien-hon-nhan

Hai tháng trước khi thụ thai

Các kết quả kiểm tra sức khỏe ở giai đoạn một sẽ được sử dụng trong 2 tháng trước khi bắt đầu cố gắng có thai để bổ sung dinh dưỡng và điểu chỉnh mức độ hoạt động hợp lý.

Bổ sung vitamin và rau củ

Phụ nữ trước khi chuẩn bị mang thai nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng rau củ, trái cây, ngũ cốc và protein trong mỗi bữa ăn. Việc bổ sung vitamin cần bắt đầu thực hiện trước 2 tháng.

Một trong những thành phần quan trọng nhất trong việc bổ sung vitamin là folate hoặc axit folic. Các chuyên gia cho rằng, bổ sung đủ axit folic sẽ giúp giảm nguy cơ các dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Đánh giá cân nặng cơ thể

Thừa cân là một yếu tố gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến thai kỳ như huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, ngưng thở khi ngủ. Vì vậy, nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, các chuyên gia khuyên nên giảm cân trước khi mang thai để giảm thiểu các rủi ro.

Không chỉ thừa cân, thiếu cân cũng là vấn đề đáng quan tâm vì phụ nữ có thể sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Nhìn chung, 2 tháng trước khi cố gắng mang bầu là khoảng thời gian tập trung cải thiện chế độ dinh dưỡng và vận động để đạt được thể trạng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Tập thể dục đều đặn

Hoạt động thể chất trước khi mang bầu có thể giúp giảm đau nhức trong suốt quá trình mang thai. Vì vậy, các chuyên gia khuyên thai phụ nên tập thói quen thể dục, vận động nhẹ nhàng đều đặn. Việc tập luyện sẽ giúp tăng cường năng lượng, ngủ ngon hơn, cải thiện tâm trạng, giúp cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ.

1 tháng trước khi thụ thai

Từ bỏ thói quen hút thuốc

Hút thuốc mang đến nhiều rủi ro trong quá trình mang thai như hạn chế sự phát triển của thai nhi, sinh non, tổn thương phổi hoặc não.

Các cặp đôi nên từ bỏ thói quen hút thuốc trước khi cố gắng có thai. Phụ nữ tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng làm gia tăng rủi ro thai kỳ. Theo một nghiên cứu năm 2021, thai nhi tiếp xúc với khói thuốc thụ động có nguy cơ mắc bệnh tương đương với thai phi có cha mẹ hút thuốc trong quá trình mang thai. Trẻ tiếp xúc với khói thuốc thụ động có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thấp còi cao gấp hai lần so với những trẻ không bị phơi nhiễm.

Ngừng uống rượu

Những người uống rượu khi mang thai phải đối mặt với nguy cơ sinh non, tổn thương não thai nhi, rối loạn phổ rượu ở thai nhi (FASD), sẩy thai, thai chết lưu và trẻ nhẹ cân. Việc uống rượu cũng tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của nam giới. Vì vậy, các cặp đôi được khuyên ngừng uống rượu suốt giai đoạn trước và trong khi mang thai.

Hạn chế sử dụng caffein

Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn caffein ra khỏi chế độ ăn, nhưng nên sử dụng với một lượng hạn chế. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, tiêu thụ quá 300 mg mỗi ngày có thể đẫn đến gia tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, nhẹ cân.

Các chuyên gia cho biết, thai phụ không nạp quá 200 mg caffein mỗi ngày, tức là không quá hai cốc café esspresso hoặc 230 ml trà đen.

Khi bắt đầu cố gắng có thai

Khi chính thức bắt đầu giai đoạn cố gắng có thai, các cặp đôi nên tiến hành thêm một số bước dưới đây để nâng cao tỷ lệ mang thai khỏe mạnh

Tìm ra các thực phẩm an toàn

Các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ trong khi hặc đang cố gắng mang thai cần tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu và cá kiếm để giảm nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng. Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn listeria, phụ nữ nên tránh các loại hải sản chưa nấu chín, thịt nguội, trứng sống hoặc trứng chín sơ, sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng, rau mầm sống....

Tránh các công việc phải tiếp xúc với hóa chất độc hại

Trước và trong khi mang thai, phụ nữ nên tránh làm các công việc phải tiếp xúc với sơn, thuốc trừ sâu, không dọn dẹp nơi đi vệ sinh của mèo hay các loài gặm nhấm. Nếu bắt buộc phải làm những việc này hãy mở cửa phòng thông thoáng, đeo găng tay và khẩu trang cẩn thận.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....