Kéo dài sức khỏe sinh sản cho nữ giới thông qua tầm soát ung thư cổ tử cung

Thứ Ba, 28/02/2023 09:09 AM (GMT+7)

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm ở phụ nữ. Chính vì vậy, nhiều xét nghiệm ung thư cổ tử cung ra đời giúp sàng lọc phát hiện bệnh sớm đã trở thành “chìa khóa” bảo vệ sức khỏe chị em phụ nữ trước biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Theo TS.BS Lê Thanh Đức, Trưởng khoa Nội vú - phụ khoa Bệnh viện K, Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao. Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sỹ, cùng với đó, việc tiêm phòng vắc-xin cũng là cách phòng tránh và phát hiện sớm nhất bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Cổ tử cung bình thường sẽ có màu hồng khỏe mạnh với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng. Các tế bào trụ liên kết hình thành nên ống cổ tử cung. Khu vực giao nhau của ống và cổ tử cung được gọi là khu chuyển đổi, đây là nơi các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư dễ phát triển nhất.

Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm phần lớn (80-90%) trong số các dạng ung thư cổ tử cung. Dạng ung thư cổ tử cung phổ biến thứ hai là ung thư tế bào tuyến, được ghi nhận khoảng 10 – 20% số ca. Dạng ung thư này phát triển từ các tuyến tiết chất nhờn trong ống cổ tử cung. Mặc dù ít phổ biến hơn ung thư biểu mô tế bào vảy nhưng hiện nay tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến ở phụ nữ trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng.

Nhiễm virus HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Virrus HPV nhiễm vào trong tế bào cổ tử cung và gây ra những biến đổi bất thường của tế bào.

Có nhiều chủng virus HPV, trong đó có một số chủng được gọi là HPV “nguy cơ cao”, là chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cũng như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và hầu họng.

HPV lây từ người sang người thông qua hoạt động tình dục. Tất cả phụ nữ sau khi có hoạt động tình dục đều có nguy cơ nhiễm virus này. Theo dữ liệu năm 2013-2014 của CDC (trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ) 45,2% dân số nam và 39,9% dân số nữ trong độ tuổi trưởng thành từ 18-59 tuổi bị nhiễm ít nhất 1 chủng virus HPV.

Nhiễm HPV thường không có triệu chứng và hầu hết tự khỏi. Nhiễm trong thời gian ngắn chỉ gây nên những thay đổi nhẹ trên tế bào, chúng sẽ hồi phục lại bình thường sau khi hết nhiễm. Nhưng ở một vài phụ nữ, tình trạng nhiễm HPV không tự khỏi. Nếu bị nhiễm HPV nguy cơ cao kéo dài, tế bào sẽ biến đổi nặng hơn, tăng nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Tầm soát ung thư cổ tử cung tác động thế nào đến điều trị bệnh?

Việc sàng lọc, chẩn đoán phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư mang tới tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 80 - 90%. Càng phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần ,... Vậy có nghĩa là, nếu tầm soát ung thư sớm, chẩn đoán phát hiện được bệnh sớm thì tỷ lệ chữa được bệnh càng cao.

20190117_055526_754122_ung-thu-co-tu-cung-so.max-800x800

Thời điểm nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Việc tầm soát ung thư được thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục,...  Từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Trong đó, phổ biến nhất là độ tuổi 35 - 44 tuổi.

 Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm bạn chọn. Đa số định kỳ là từ 1 - 3 năm/lần.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm Pap smear và xét nghiệm HPV. Cả 2 xét nghiệm này đều được thực hiện trên tế bào cổ tử cung. Quá trình thực hiện khá nhanh và đơn giản. Bạn sẽ được hướng dẫn nằm lên bàn khám phụ khoa, bác sĩ bộc lộ cổ tử cung bằng cách đặt mỏ vịt vào âm đạo. Các tế bào sẽ được lấy bằng một bàn chải nhỏ, không gây đau hay bất kỳ khó chịu nào. Sau đó, các tế bào sẽ được đặt vào một dung dịch đặc biệt và gửi đến phòng xét nghiệm.

Cần chuẩn bị gì trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung?

Để giúp ngăn ngừa kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả, người bệnh nên tránh thụt rửa, quan hệ tình dục và sử dụng thuốc đặt âm đạo hoặc các sản phẩm vệ sinh trong 2 ngày trước khi thử nghiệm. Cũng nên tránh làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung khi đang có kinh nguyệt.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....