Khám sức khỏe tổng quát và những điều cần lưu ý

Thứ Sáu, 30/08/2019 09:47 AM (GMT+7)

Khám sức khỏe tổng quát giúp phân tích, đánh giá tổng quát sức khỏe của một người thông qua việc kiểm tra chức năng các cơ quan như: gan, thận, phổi. Đồng thời khám sức khỏe định kỳ còn giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh lý sức khỏe dễ gặp phải.

kham-tong-quat

Gói khám sức khỏe tổng quát gồm những gì?

Có nhiều điểm cần lưu ý trước khi khám sức khỏe tổng quát để đạt hiệu quả cao nhất

Tùy theo mục đích khám, độ tuổi cũng như nhu cầu của người khám mà có các gói khám sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, một gói khám tổng quát thông thường gồm các danh mục sau:

Kiểm tra thể lực, thông qua các thông số chung: huyết áp, đo chiều cao, cân nặng.

Khám nội, ngoại khoa tổng quát, phát hiện một số bệnh lý nội khoa như tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thận – tiết niệu…

Khám mắt, kiểm tra thị lực, tư vấn, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về mắt.

Khám răng miệng tổng quát, kiểm tra tình trạng sâu răng, cao răng, lợi.

Khám Tai – Mũi – Họng: Khám nội soi phát hiện các bệnh lý về xoang, dây thanh quản, họng mạn tính.

Xét nghiệm máu tổng phân tích 18 thông số: đường máu (glucose), chức năng thận (Ure, Creatinin), men gan (AST, ALT, GGT), mỡ máu (Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL), acid uric máu (phát hiện viêm khớp, gout), viêm gan siêu vi B (HBSAG)…

Tổng phân tích nước tiểu 10 chỉ số: LEU (bạch cầu), Nitrite (NIT), độ pH, BLD (hồng cầu), GLU (Glucose), PRO (đạm)…

Chụp X-quang tim phổi.

Siêu âm ổ bụng tổng quát.

Siêu âm tuyến tiền liệt (nam giới).

Siêu âm vú, tử cung, buồng trứng (nữ giới).

Người khám cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám sức khỏe tổng quát?

Tìm hiểu các thông tin về khám tổng quát: để lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng, phù hợp để khám.

Đăng ký tham gia tư vấn và lựa chọn gói khám: Tùy thuộc vào nhu cầu, lứa tuổi, giới tính mà khách hàng sẽ được tư vấn và chọn gói khám phù hợp.

Nắm rõ tiền sử bệnh của bản thân cũng như gia đình: nắm rõ tiền sử của bản thân và gia đình để bác sĩ đưa ra các lời khuyên để phòng tránh, làm các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện bệnh sớm hơn.

Người khám cần chuẩn bị trước khi đi khám để phục vụ quá trình thăm khám cho kết quả chuẩn xác nhất

Tùy thuộc vào xem bạn xét nghiệm cái gì, mỗi một xét nghiệm lại có những yêu cầu riêng. Ví dụ:

Xét nghiệm máu: Một số xét nghiệm cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm

Xét nghiệm nước tiểu: cần vệ sinh sạch sẽ tay và bộ phận sinh dục ngoài

Siêu âm ổ bụng: Nên nhịn ăn trước khi siêu âm khoảng 4 tiếng để đánh giá đường mật. Uống khoảng 500ml nước và nhịn đi tiểu 1h trước khi siêu âm để đánh giá vùng tiểu khung.

Nếu ở các lần khám định kỳ trước kết quả đều tốt thì bạn nên chọn gói cơ bản. Ngược lại, nếu gặp các dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì nên chọn gói nâng cao (chuyên sâu) để kiểm tra chi tiết hơn sức khỏe bản thân.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....