Khi đi siêu âm thai có được ăn không?

Thứ Hai, 15/06/2020 02:56 PM (GMT+7)

Như đã biết, siêu âm là phương pháp hiệu quả trong việc phát hiện mang thai sớm. Tuy nhiên, không phải cứ siêu âm nhiều là tốt. Nhất là vào giai đoạn đầu của thai kỳ, khi thai nhi bắt đầu hình thành.

sieu-am-thai-0

Siêu âm thai là gì?

Là phương pháp ghi lại hình ảnh thai nhi nằm trong bụng mẹ bằng cách sử dụng đầu dò của máy quét siêu âm. Nó không những tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ có thể nhìn thấy con tượng hình mà còn giúp các bác sĩ có thể phát hiện ra những bệnh lý bẩm sinh ở thai nhi một cách sớm nhất để có được các biện pháp xử lý kịp thời.

Đi siêu âm thai khi nào thích hợp

Như đã biết, siêu âm là phương pháp hiệu quả trong việc phát hiện mang thai sớm. Tuy nhiên, không phải cứ siêu âm nhiều là tốt. Nhất là vào giai đoạn đầu của thai kỳ, khi thai nhi bắt đầu hình thành. Vì vậy, sau đây sẽ là 3 mốc siêu âm cơ bản và quan trọng mà các mẹ bầu không thể bỏ qua trong thai kỳ của mình.

Mốc 12 đến 14 tuần

Tại thời điểm này, siêu âm giúp chúng ta có thể tính chính xác được tuổi thai. Và đây cũng là thời điểm duy nhất có thể thực hiện đo độ mờ sau gáy để phát hiện được các biến sắc thể nguy hiểm như bệnh down hay dị dạng tim, chi,… Sau khoảng thời gian này, việc đo này sẽ không còn chính xác nữa nên các mẹ bầu cần phải hết sức chú ý.

Mốc 21 đến 24 tuần

Siêu âm tại khoảng thời gian này sẽ giúp ta phát hiện được những bất thường về hình thái của thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan hay nội tạng. Chính vì vậy, lần siêu âm này vô cùng quan trọng, các bậc cha mẹ cần chắc chắn phải đi siêu âm vào thời điểm này

Mốc 30 đến 32 tuần

Lần siêu âm cuối này, giúp phát hiện được những vấn đề hình thái xảy ra muộn như những bất thường ở động mạch hay tim,… Ngoài ra, siêu âm khoảng thời gian này còn giúp phát hiện ra tình trạng phát triển chậm trong tử cung, có thể gây ra suy thai hoặc ngạt sau đẻ. Chưa kể đây là mốc thời gian quan trọng cho biết được tình trạng của bé bây giờ ra sao. Để giúp mẹ bầu chuẩn bị được một tâm lý tốt nhất, sẵn sàng để chào đón con yêu ra đời.

Vào tháng thứ 7 của thai kỳ, khi siêu âm thai nhi thường không nằm im một chỗ mà sẽ thường di chuyển và thay đổi nhiều tư thế khác nhau. Vì vậy các mẹ bầu thường lo lắng việc siêu âm em bé nằm úp không biết là có bất thường hay nguy hiểm gì không? 

Vị trí của thai nhi là điều mà các mẹ bầu nên để ý, việc theo dõi cần cẩn thận từ tuần thứ 34 trở đi. Các mẹ bầu nên đi khám thai theo lịch, việc siêu âm ở giai đoạn này sẽ cho biết chính xác các thông số như: trọng trọng lượng thai, chiều dài đùi, vị trí bánh rau, chỉ số nước ối, đường kính lưỡng đỉnh,... Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra bác sĩ sẽ lập tức thông báo cho mẹ bầu.

Còn việc thai nhi nằm úp có sao không thì các mẹ không phải lo, việc thai nhi nằm úp trong bụng mẹ hay nằm ngửa, nằm nghiêng bên phải hay bên trái mẹ đều dựa vào tuần tuổi thai nhi. Khoảng trống trong bụng mẹ còn rất nhiều, bé có thể thoải mái lăn lộn nên các mẹ không cần quá lo lắng

Trong giai đoạn này mẹ bầu cũng có thể đổi tư thế khi nằm, có thể nằm ngửa hay xoay nghiêng. Nhưng tuyệt đối không nên nằm sấp sẽ có hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ bầu có thể dùng gối để kê cao chân lên sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nằm ngủ. Việc mẹ bầu nằm nghiêng sang trái còn giúp giảm áp lực ở dây chằng và tử cung. Tuy nhiên thì cũng tránh xoay sang phải vì nó rất dễ cản trở mạch máu và gây cho quá trình lưu thông máu của thai nhi gặp khó khăn.

Khi đi siêu âm thai có được ăn không?

Đây cũng là một câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi đi siêu âm thai, ngoài siêu âm ra mẹ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nữa như xét nghiệm máu, nước tiểu... Bởi vậy, trước khi đi siêu âm thai mà ăn có thể sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Do vậy, câu trả lời cho thắc mắc đi siêu âm thai có được ăn không là không nhé. Nhưng ngay sau khi siêu âm xong, các mẹ cần phải ăn ngay, tránh việc bị hạ đường huyết, ngất xỉu, gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....