Khi nào bà bầu bắt buộc phải sinh mổ?

Thứ Bảy, 05/01/2019 06:48 PM (GMT+7)

Sinh mổ là trường hợp không ai mong muốn, bởi sinh mổ sản phụ phải nghỉ dưỡng nhiều hơn thuốc tê tủy sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp sản phụ buộc phải tiến hành sinh mổ.

Empty

Khi nào bà bầu bắt buộc phải sinh mổ?

Dưới đây là một số trường hợp điển hình sản phụ buộc phải tiến hành sinh mổ để đảm bảo sức khỏe của mình và sự an toàn của thai nhi:

- Ca sinh khó: khi quá trình chuyển dạ diễn ra không đúng như kế hoạch hoặc thai nhi có dấu hiệu không phù hợp để chui ra khỏi khung xương chậu của mẹ, bác sĩ sẽ ra quyết định sinh mổ.

- Ca suy thai: khi em bé đang trải qua thay đổi bất thường về nhịp tim. Trong một vài trường hợp, nếu mẹ bầu vẫn có dấu hiệu chịu đựng được, bác sĩ sẽ chờ đợi và tiếp tục theo dõi tình hình của em bé. Tuy nhiên, nếu mọi chuyện chuyển biến theo chiều hướng xấu, mổ khẩn cấp sẽ được chỉ định.

- vị trí của em bé: khi ngôi bất thường, nằm ngang hay nằm dọc hoặc đầu không lọt mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ.

- Vấn đề về nhau thai: nhau thai nằm ở vị trí bất thường như nhau tiền đạo, nhau bong non, quá trình vượt cạn có thể khiến mẹ và bé gặp nguy hiểm nên sẽ được chỉ định sinh mổ.

- Vỡ ối sớm: Vỡ ối sớm nhưng mẹ không có dấu hiệu chuyển dạ đi kèm, bác sĩ sẽ phải chỉ định mổ nếu không bé con trong bụng sẽ bị ngạt thở.

- Tiểu sử sinh mổ: nếu mẹ sinh con 2 hoặc 3 lần, nếu lần trước là sinh mổ thì khả năng cao là lần sau sẽ được chỉ định sinh mổ.

Một số lời khuyên giúp mẹ sinh mổ an toàn

Empty

Tỷ lệ mẹ bầu sinh mổ ngày càng cao, bởi vậy để có ca sinh mổ an toàn mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Trước khi sinh mổ nên tắm sạch sẽ: điều này giúp giảm lượng vi trùng trên da bị mổ và diệt khuẩn. Bằng cách ngày nguy cơ nhiễm trùng sau sinh mổ sẽ thâp hơn. Bởi nhiễm trùng sau sinh mổ có thể dẫn đến các biến chứng hậu sản rất nguy hiểm.

- Giữ ấm: bị lạnh trước hoặc sau ca phẫu thuật cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi đang chờ phẫu thuật hoặc trong khi phẫu thuật, nên xin chăm ấm để đắp và giữ ấm cơ thể mình.

- Đi bộ sau phẫu thuật: để giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông, chị em nên cố gắng đi bộ càng sớm càng tốt sau sinh mổ. Việc đi bộ sẽ giúp bạn hồi phục vết mổ nhanh hơn, ít đau đớn hơn. Điều này rất hữu ích cho việc chăm sóc con, cho con bú sau sinh.

- Chăm sóc vết thương đúng cách: Theo sát các hướng dẫn chăm sóc vết thương và chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng ngay khi chúng mới xuất hiện. Một phút chủ quan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả bạn và bé.

Nếu giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, biết cách tự chăm sóc bản thân sẽ giúp sản phụ hạn chế nhiễm trùng, biến chứng sau sinh. Mặt khác, nó còn giúp vết thương nhanh hồi phục hơn.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....