Khi nào cần điều trị khi dậy thì muộn?

Thứ Tư, 03/06/2020 08:30 PM (GMT+7)

Dậy thì muộn thường ảnh hưởng nhiều đến tâm lý nhiều hơn là sự phát triển bình thường của trẻ. Trẻ thường cảm thấy mặc cảm, tự ti khi thấy mình trẻ con hơn so với các bạn

day-thi-muon

Như thế nào được gọi là dậy thì muộn?

Độ tuổi được xem là dậy thì muộn: Trẻ gái trên 13-14 tuổi và trẻ trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa xuất hiện những biểu hiện của dậy thì.

Để nắm được sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, bạn cần theo dõi sát biểu đồ tăng trưởng và thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để kịp thời phát hiện sớm những bất thường. Phụ huynh nên khám và theo dõi sự tăng trưởng của con như sau:

Trẻ từ 1 - dưới 2 tuổi, 1 tháng khám 1 lần;

Trẻ 2 tuổi đến dưới 3 tuổi, 2 tháng khám 1 lần;

Trẻ 3 tuổi đến dưới 4 tuổi, 3 tháng khám 1 lần;

Trẻ từ 4 tuổi trở lên khám 6 tháng 1 lần.

Khi nào cần điều trị khi dậy thì muộn?

Dậy thì muộn thường ảnh hưởng nhiều đến tâm lý nhiều hơn là sự phát triển bình thường của trẻ. Trẻ thường cảm thấy mặc cảm, tự ti khi thấy mình trẻ con hơn so với các bạn; hoặc tự cho bản thân là “không bình thường” dẫn đến trầm cảm. Trẻ nên nói chuyện với người lớn để được cho những lời khuyên phù hợp.

Trẻ cần được điều trị khi ở độ tuổi sau: Con gái từ 16 tuổi và con trai từ 18 tuổi mà chưa có dấu hiệu dậy thì. Việc này sẽ tránh những ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ sau này.

Làm sao để phát hiện dậy thì muộn?

Ở bé gái: ngực và lông mu sẽ phát triển, sau đó là có kinh nguyệt, hông sẽ rộng ra và bắt đầu xuất hiện những đường cong, chiều cao và cân nặng tăng lên nhanh chóng, tính tình nhẹ nhàng, kín đáo hơn.

Ở bé trai: Sẽ thấy trẻ nhanh cao hơn, nặng cân hơn, vai mở rộng và cơ bắp bắt đầu phát triển, thanh quản (cơ quan phát âm) to rộng ra hơn nên tiếng nói trở nên trầm đục, hệ thống lông phát triển, có ria mép và mọc râu, tinh hoàn và dương vật sẽ lớn hơn, đặc biệt có hiện tượng phóng tinh lần đầu.

Những thay đổi đó là do sự thay đổi của các hoocmon giới tính (testosterone ở nam và estrogen ở nữ) làm cho cơ thể bé bắt đầu phát triển hơn rất nhiều so với trước đây. Nếu trong độ tuổi trên vẫn chưa thấy dấu hiệu của dậy thì, sự thay đổi cơ thể, thì có thể được gọi là dậy thì muộn.

Nguyên nhân gây dậy thì muộn

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các yếu tố như: di truyền, bệnh mạn tính, vấn đề về tuyến yên, tuyến giáp, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, một số nguyên nhân thường gặp như sau:

Do gen di truyền: Khi trong gia đình có bố mẹ hoặc họ hàng dậy thì chậm. Không cần biện pháp can thiệp trong trường hợp này. Trẻ vẫn sẽ phát triển mà không ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của cơ thể cũng như khả năng sinh sản.

Tuyến yên hoặc tuyến giáp - các tuyến sản xuất hormon quan trọng gặp vấn đề: Đây là những tuyến nội tiết quan trọng giúp cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể diễn ra bình thường.

Có nhiễm sắc thể bất thường: Ví dụ điển hình là hội chứng Turner - xảy ra khi một trong hai nhiễm sắc thể X của con gái bất thường hoặc bị mất làm cho buồng trứng và sự bài xuất hoocmon diễn ra không bình thường. Nếu không được điều trị, bệnh nhân thường tuổi thọ ngắn hơn, dễ vô sinh hoặc gặp các trục trặc về sức khỏe. Với các bạn nam mắc hội chứng Klinefelter - có nhiều hơn 1 nhiễm sắc thể X (XXY thay vì XY), có thể làm chậm phát triển giới tính.

Mắc các bệnh mạn tính: ví dụ như bệnh đái tháo đường, bệnh thận, hoặc hen suyễn làm chậm quá trình phát triển của cơ thể. Trẻ nên được khám và điều trị sớm khi mắc các căn bệnh mạn tính để đảm bảo tuổi dậy thì phát triển bình thường.

Chế độ dinh dưỡng: Người đang bị suy dinh dưỡng có thể phát triển muộn hơn những người có một chế độ ăn uống cân bằng đủ chất. Đặc biệt hay xảy ra với những người ăn không đủ bữa, biếng ăn, rối loạn ăn uống hay thường xuyên áp dụng chế độ giảm cân quá mức

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....