Khi nào cần xét nghiệm Ferritin?

Chủ Nhật, 11/09/2022 01:07 AM (GMT+7)

Cơ thể của bạn nhờ vào yếu tố sắt có trong hồng cầu để vận chuyển oxy. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị thiếu sắt hay dư sắt, đều cho xét nghiệm ferritin. Xét nghiệm này đo lường số lượng sắt dự trữ trong cơ thể, giúp bác sĩ biết toàn cảnh mức độ sắt trong cơ thể bạn.

Ferritin và xét nghiệm Ferritin

Tế bào hồng cầu cần sắt để sản xuất đủ hemoglobin giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Sắt cũng cần thiết cho gan, tủy xương, cơ bắp. Sắt đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ em và an toàn thai kỳ của phụ nữ.

Ferritin là một loại protein giúp dự trữ sắt trong cơ thể, thường tích trữ trong gan, tủy xương và lách. Khi cơ thể sử dụng sắt dự trữ, một lượng nhỏ ferritin rời khỏi tế bào và di chuyển vào máu. Xét nghiệm định lượng ferritin đo lượng ferritin trong máu để đánh giá tổng lượng sắt dự trữ trong cơ thể.

Xét nghiệm Ferritin được thực hiện nhằm đo lượng sắt dưới dạng dự trữ. Xét nghiệm này cho biết lượng sắt dự trữ trong cơ thể thừa hay thiếu hay bình thường.

Nếu như bệnh nhân đang mắc phải các bệnh lý có liên quan thì hoàn toàn có thể làm xét nghiệm này để dễ dàng hơn trong theo dõi bệnh lý. Việc tạo ra phác đồ từ tiến hành xét nghiệm sẽ giúp quá trình điều trị thêm chính xác và nhanh chóng. Đó cũng là 1 trong những ý nghĩa xét nghiệm Ferritin quan trọng.

Khi nào cần xét nghiệm Ferritin?

Xét nghiệm định lượng ferritin được chỉ định nếu xét nghiệm công thức máu toàn phần cho thấy lượng hemoglobin hoặc hematocrit thấp, hoặc có các triệu chứng mà bác sĩ nghi ngờ liên quan đến tình trạng thiếu sắt hoặc thừa sắt dưới đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn;
  • Đau bụng;
  • Thường xuyên mệt mỏi không giải thích được;
  • Ù tai, hoa mắt, chóng mặt;
  • Nhức đầu, đau đầu;
  • Đau khớp;
  • Rụng tóc;
2-16377432368271550385927
  • Yếu cơ;
  • Da nhợt nhạt hoặc da sạm màu, da màu đồng;
  • Phân có máu;
  • Khó thở;
  • Móng tay, móng chân giòn, dễ gãy.
  • Tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp;
  • Sưng lưỡi;
  • Chảy máu đường tiêu hóa.

Xét nghiệm có thể được sử dụng để sàng lọc cho các đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt: phụ nữ trẻ tuổi, người ăn chay, người béo phì, trẻ đẻ non, trẻ nhẹ cân khi sinh.

Người đang điều trị thiếu sắt cần xét nghiệm định lượng ferritin để theo dõi đáp ứng điều trị và xác định khi nào có thể ngừng điều trị.

Những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh gan, bệnh thận cũng có thể thực hiện xét nghiệm ferritin như một xét nghiệm định kỳ để kiểm tra dấu hiệu thừa sắt hoặc thiếu sắt.

Xét nghiệm ferritin được thực hiện như thế nào? 

Xét nghiệm ferritin yêu cầu chỉ cần một số lượng nhỏ máu của bạn để đo được chính xác.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không được ăn trong vòng 12 giờ trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Mỹ về Hóa Lâm Sàng, xét nghiệm càng chính xác nêu được thực hiện vào buổi sáng sau khi bạn không ăn qua đêm.

20191209_084246_360149_xet-nghiem-sot-xuat.max-1800x1800
Phương Dung tổng hợp

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....