Khuyến cáo cho người bệnh tim đề phòng dịch Covid-19

Thứ Ba, 28/04/2020 09:36 AM (GMT+7)

Khi chung sống với nguy cơ lây nhiễm nCoV, những người có bệnh lý về tim mạch cần kiên trì bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, khôi phục các thói quen lành mạnh khi hết giãn cách.

Bác sĩ Trần Thị Hải Hà, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết bệnh tim mạch và bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường... làm suy yếu hệ thống bảo vệ sức khỏe của cơ thể, trong đó có hệ thống miễn dịch, khó chống chịu khi bị nhiễm virus.

Giải thích thêm về ý này, bác sĩ Hà cho hay: "Nếu người bệnh tim bị sốt hoặc viêm phổi do Covid-19 dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng, vì tim chịu thêm căng thẳng, hỏng niêm mạc mạch máu do viêm khi nhiễm trùng".

Bởi vậy, những người có bệnh lý về tim mạch cần kiên trì bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, khôi phục các thói quen lành mạnh khi hết giãn cách Covid-19.  

timmach

Người mắc bệnh tim và bệnh mạn tính không nên tham gia các lễ hội, du lịch hoặc đến những nơi đông người. Nếu đang nằm viện, cần hạn chế người đến thăm để tránh mang theo virus lây bệnh, duy trì các điều trị thường quy như uống thuốc, thăm khám đúng lịch và chú ý tránh xa các nguồn lây nhiễm bệnh, những người có triệu chứng ho, sốt.

Bên cạnh rau củ và trái cây giàu vitamin cũng như chất chống oxy hóa, tỏi và một số loại nấm cũng có công dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng.

15 loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng tiêu biểu như các loại quả nhà họ cam chanh, kiwi, đu đủ, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, tỏi, gừng, cải bó xôi, sữa chua, hạnh nhân, nghệ, trà xanh, thịt gia cầm, hạt hướng dương, thịt của các loại động vật có vỏ. Rượu, bia và các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe nên cần kiêng tuyệt đối.

Người bệnh cũng nên tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. "Có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng ví dụ như đi bộ nhanh kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giải phóng hormone endorphin giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch. Khi đi tập, cần thực hiện những biện pháp phòng dịch bệnh được Bộ Y tế khuyến cáo như đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân", bác sĩ Hà nói.

Người mắc bệnh tim và cao tuổi thường khó ngủ khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn. Những bệnh nhân này nên ngồi thiền 20-30 phút, nghe nhạc không lời, dùng tinh dầu cam, oải hương, không xem tivi hoặc sử dụng điện thoại, để dễ ngủ hơn.

Các bài tập thiền hoặc yoga cũng được khuyến khích do có tác dụng giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc bệnh tim. Ngoài ra, bác sĩ Hà khuyến cáo người bệnh giữ tinh thần lạc quan, sống hạnh phúc để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...