Kiểm tra sức khỏe gan thông qua một số biểu hiện trên cơ thể

Thứ Năm, 10/10/2019 07:55 AM (GMT+7)

Gan gặp vấn đề thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng không có nghĩa là không có. Nếu tinh ý, chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào một số biểu hiện trên cơ thể để phán đoán tình trạng của gan.

Chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bình thường con người nên chú ý quan sát mọi thay đổi trên cơ thể để có thể sớm nhận ra khác thường, kịp thời thăm khám và điều trị thích hợp.

gan1

Những vị trí trên cơ thể nên quan sát để kiểm soát tình trạng của gan: 

Sắc mặt

Một khi máu huyết ở gan không đủ sẽ khiến sắc mặt trở nên tối sạm, không hồng hào. Nếu thấy gương mặt có biểu hiện vàng vọt thì đây chính là biểu hiện độc tố tích tụ quá nhiều trong gan.

Ngoài ra, khi gan không được thải độc kịp thời cũng gây rối loạn hormone và nội tiết, dẫn đến tình trạng mụn nhọt trên da mặt. Do chức năng gan gặp trở ngại, Progesterone (hormone steroid nội sinh) bị phá hủy khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái mất cân bằng.

Môi và mắt

Thông thường, khi môi của bạn trở nên tối màu, miệng khô, lưỡi đắng, hôi miệng kéo dài thì nên cảnh giác nhiệt ở gan quá thịnh.

Khi mắc bệnh về gan, con người cũng thường dễ xuất hiện quầng thầm đen ở mắt, đôi mắt khô rát, sợ ánh sáng và kèm theo ngứa.

Gan sẽ tiết ra dịch mật, nếu hợp chất Bilirubin trong dịch mật quá nhiều sẽ dẫn đến chứng vàng da, khiến cho làn da và cả lòng trắng mắt cũng biến màu vàng so với bình thường.

Tĩnh mạch và lòng bàn tay

Người có chức năng gan kém trên da cũng thường xuất hiện các vết giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng Estrogen tiết ra quá nhiều dẫn đến các mạch máu giãn nở bất thường. Gan vốn có chức năng hỗ trợ tiêu trừ bớt Estrogen dư thừa nhưng nếu gan gặp trở ngại sẽ khiến Estrogen tích tụ càng nhiều, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

Một số trường hợp bệnh nhân mắc chứng xơ gan hoặc viêm gan mãn tính cũng sẽ có hiện tượng giãn nở các mao mạch, biểu hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, lưng, ngực, vai và gò má.

Thói quen tốt bảo vệ gan:

Uống nhiều nước

Uống đủ nước để tốc độ tuần hoàn máu được tăng cường, thúc đẩy trao đổi chất, cân bằng các tiết tố như dịch mật, dịch tuyến tụy, dịch tiêu hóa v.v…

Như vậy, bổ sung nước không những góp phần đảm bảo cho gan hoạt động khỏe mạnh mà còn có lợi cho sự tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình thải độc ra ngoài, giảm thiểu các tổn thương cho gan và những bộ phận khác.

Hạn chế bia rượu, thuốc lá

Thói quen uống bia ở một mức độ hợp lý mỗi ngày có thể có tác dụng hoạt huyết, lưu thông kinh mạch. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều thì nồng độ cồn đi vào cơ thể sẽ vượt quá chức năng trao đổi chất của gan, gây tổn thương tế bào gan. Nghiên cứu cho thấy, một người khỏe mạnh với thể trọng 50kg thì mỗi ngày chỉ có thể trao đổi chất khoảng 50g nồng độ cồn.

Thuốc lá làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo, tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Do đó, bạn có thể uống bia với một chế độ hợp lý và nên cai thuốc lá hoàn toàn để tăng cường sự khỏe mạnh cho gan cũng như toàn cơ thể.

Vận động

Ngồi lâu và lười hoạt động thể chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan cũng như các bệnh tật khác. Bạn nên lựa chọn môn vận động thích hợp với thể chất cũng như điều kiện sinh hoạt của mình. Việc này giúp ích cho quá trình thúc đẩy tuần hoàn máu, nâng cao khả năng trao đổi chất, tăng sức đề kháng và dưỡng gan tốt hơn.

Ăn uống hợp lý

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn ít nhưng chia ra nhiều bữa. Thói quen này không những giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất mà còn giúp gan dễ dàng thải độc ra ngoài, giảm nguy cơ mất cân bằng nội tiết.

Bổ sung nhiều rau củ quả giàu vitamin và protein có lợi để tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế bệnh tật.

Lạc quan, tích cực

Bạn bị lo âu, trầm cảm trong thời gian dài sẽ khiến khí gan bị ức chế, tồn đọng, độc tố tích tụ nhiều hơn gây tổn hại cho tế bào gan.

Tinh thần không thoải mái, dễ cáu giận còn tăng nguy cơ bị đau chướng bụng, tăng sinh tuyến vú, bệnh bướu giáp cổ, mất ngủ, kinh nguyệt không đều v.v…

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....