Kỹ năng giúp trẻ đối phó với những cơn giận dữ khó chịu

Thứ Năm, 07/03/2019 04:53 PM (GMT+7)

Giúp trẻ đối phó với những cơn giận dữ khó chịu là một trong những kỹ năng sống cần được rèn luyện cho trẻ. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Empty

Điểm bắt đầu của bạo lực

Khi xã hội ngày càng phát triển thì xu hướng trẻ em bạo lực cũng ngày một gia tăng. Trẻ bây giờ thường rất dễ nổi nóng. Mặc dù không có chuyện gì nhưng vẫn lôi nhau ra để hành hung, gây hấn và bạo lực.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ dẫn đến bạo lực ở trẻ em hiện nay là do thiếu các kỹ năng xã hội, đau khổ nhiều, bị bạn bè chối từ… Bên cạnh đó là các yếu tố khác như thường xuyên gặp bạo lực và xung đột trong gia đình, kết quả học tập kém nên dẫn đến bạo lực là đánh nhau.

Một phần là do chính cách hành xử trên của người lớn đã làm bạo lực trong giới trẻ ngày càng gia tăng. Chính vì trẻ em chưa phân biệt được đúng sai mà chỉ bắt chước những hành vi bạo lực và vẫn xem đó là chuyện bình thường.

Nguyên nhân khác có thể kể đến như bản thân những người lớn cũng rất dễ nổi giận và những cơn giận đó lại đẩy sang cho trẻ. Đến một lúc nào đó, trẻ sẽ bộc lộ cảm xúc dồn nén được tích tụ. Từ đó, sẽ bộc lộ những tính cách, tâm lý khác khiến người lớn không thể ngờ. Vì vậy, phụ huynh cần phải tìm hiểu, kịp thời uốn nắn cho con em họ ngay từ khi trẻ để trẻ không hình thành thói quen xấu này.

Giải tỏa cơn giận giữ

Empty

Từ bây giờ, hãy giúp trẻ thay đổi hướng suy nghĩ tích cực hơn. Từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống có thể bỏ qua được thì nên bỏ qua. Ví dụ như thay vì giận giữ, quát mắng khi một người va chạm vào mình thì bạn có thể thoải mái hơn vui vẻ để chỉ ra những lỗi sai của họ. Điều này sẽ làm bạn cảm thấy vui vẻ, giải tỏa được tâm lý hơn đấy!

Bên cạnh đó, việc bộc lộ cảm xúc một cách an toàn bằng cách di chuyển đối tượng. Ví dụ, trong lúc tức giận bạn có làm một số việc như: quét nhà, lau nhà, hay tập những môn thể thao. Những điều này sẽ làm tâm trạng trở nên thoải mái hơn.

Hãy bắt đầu dừng những suy nghĩ tiêu cực về những người gây ra lỗi lầm cho bạn. Nếu như bạn không thoát ra được những lời nói đó thì sẽ ngày càng dễ nổi nóng và không thoải mái. Vì thế, bạn nên đứng dậy làm việc khác, chẳng hạn xem phim, phụ việc gia đình với bố mẹ.

Có thể nói cách giải tỏa tâm lý tốt nhất là khóc. Khi những bức xúc trong lòng được dồn nén, bạn sẽ rất dễ khóc. Tuy nhiên, khóc chính là trong những phương thuốc kỳ diệu nhất để giải tỏa tâm lý đó.

Những việc bạn làm hôm nay cũng chính là những tác nhân tác động trực tiếp đến tâm lý cho những đứa trẻ của bạn. Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, thoải mái để con yêu của bạn cũng sẽ nhận được những điều này. Góp phần giúp trẻ đối phó được với những cơn giận giữ khó chịu.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....