Lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên

Thứ Hai, 26/12/2022 09:14 AM (GMT+7)

Việc lạm dụng chất gây nghiện ở trẻ em và trẻ vị thành niên hiện nay đang trở thành một vấn đề hết sức đáng lo ngại bởi tỷ lệ trẻ sử dụng thuốc lá, rượu và các loại chất gây nghiện khác đang tăng đáng kể.

Lạm dung chất gây nghiện là tình trạng mà một người sử dụng chất gây nghiện mặc dù biết nó có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm. Rượu là một trong những chất gây nghiện mà thanh thiếu niên sử dụng nhiều nhất, chỉ xếp sau cần sa và thuốc lá. Chúng làm bạn phải phụ thuộc và không thể cai nghiện được. Theo nhiều nghiên cứu, số lượng trẻ vị thành niên sử dụng rượu tăng lên đáng kể trong 10 năm vừa qua. Bằng chứng cho thấy rằng 40% trẻ dưới 13 tuổi bắt đầu uống rượu sẽ khả năng cao phụ thuộc vào chất này khi lớn lên. Rượu có thể làm chậm chức năng hệ thần kinh trung ương do nó là một loại thuốc giảm đau. Uống rượu trong độ tuổi vị thành niên có thể ảnh hưởng xấu đến thay đổi nhận thức, cảm xúc, chuyển động, thị giác và thính giác. Hơn nữa, nếu tiêu thụ một lượng lớn rượu bia, bạn có thể bị tổn thương não bộ và chức năng gan. Lạm dụng bia rượu quá mức có thể khiến trẻ vị thành niên dễ dàng bị trầm cảm. Những tác hại có thể xảy ra như ngủ quá nhiều, bất tỉnh, khó thở, tuột đường huyết, động kinh và thậm chí là tử vong.

Nhóm chất gây nghiên bị lạm dụng nhiều nhất bao gồm:

- Rượu

- Thuốc lá

- Cần sa

- Các thuốc hướng thần như dextromethorphan và pseudoephedrine

- Thuốc an thần benzodiazepine

- Các chất kích thích như methamphetamine hay cocaine

- Các loại thuốc lắc: Ecstasy, ketamine, MDA, hay Rohypnol

- Thuốc gây ảo giác: LSD, magic mushroomsThuốc dạng xông hít: các loại khí dung, thuốc giảm đau

- Thuốc giảm đau nhóm narcotic: codeine, morphine

Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc lạm dụng chất gây nghiện, như:

- Sang chấn tâm lý thời thơ ấu như bị lạm dụng hoặc các chấn thương tâm lý khác là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng. Thanh thiếu niên có tiền sử về thể chất và / hoặc bị lạm dụng tình dục có nhiều khả năng được chẩn đoán với việc sử dụng chất kích thích. Ít gặp hơn còn có tổn thương di truyền, tiếp xúc trước khi sinh với rượu hoặc các loại thuốc khác

- Thiếu sự giám sát hoặc giám sát của cha mẹ, và kết hợp với bạn bè sử dụng ma túy cũng đóng một vai trò quan trọng. Tóm tắt chung lại; theo PSD 2014 chúng ta có ba nhóm nguyên nhân chính là:

- Sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi: Thực tế cho thấy, thanh thiếu niên tìm đến ma túy vì nhiều lý do. Tuổi thanh thiếu niên là tuổi tò mò và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Việc sử dụng ma túy ở lứa tuối này, thông thường do tâm lý sử dụng ma túy chỉ là để thử, cũng có thể là do sự khiêu khích của bạn bè, bắt chước người lớn, đôi khi là tâm lý muốn thể hiện mình.

- Bên cạnh đó, môi trường sống có người sử dụng ma túy cũng là nguyên nhân đẩy các em đến với ma túy.

- Thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy: Kết quả khảo sát kiến thức về ma túy của phụ huynh học sinh trong các trường học của Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy thời gian qua cho thấy, đa số phụ huynh học sinh thiếu hoặc không có kiến thức về ma túy, đặc biệt là các loại ma túy mới. Hậu quả là, họ có những lầm tưởng về ma túy, dẫn đến việc thiếu cảnh giác, buông lỏng quản lý, vô hình tạo kẽ hở để ma túy tấn công vào chính con em mình.

- Áp lực cuộc sống và ngoài xã hội: Một trong những nguyên nhân nữa khiến tình trạng thanh thiếu niên sử dụng ma túy tăng là do: học sinh không thích nghi ở trường, có khó khăn ở nhà, không đạt được kỳ vọng, căng thẳng cá nhân, hoặc chấn thương. Việc dùng thuốc hoặc ma túy lúc này có thể hiểu như giúp đối phó hoặc tránh đối phó với căng thẳng. Dần dần, chúng sẽ cảm thấy thèm nhớ cảm giác thoải mái, “phê pha” do ma túy mang lại, và tiếp tục tìm đến nó để đáp ứng nhu cầu bản thân.

211370eb92ab7bf522ba

Dấu hiệu và triệu chứng

Trẻ thường cố gắng che dấu cha mẹ và gia đình việc chúng đang sử dụng chất gây nghiện. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu và hành vi điển hình cho thấy con bạn đang sử dụng các chất này. Những dấu hiệu này thường bao gồm những thay đổi bất thường về mặt hành vi và cư xử của trẻ ở trường, ở nhà và với bạn bè.

Những thay đổi của trẻ tại trường học

- Trẻ bỏ học nhiều hơn bình thường mà không có lý do chính đáng.

- Trẻ thờ ơ với các hoạt động tập thể.

- Học hành sa sút một cách bất thường.

Những thay đổi về hành vi của trẻ

- Thay đổi rõ rệt về thái độ đối với các thành viên trong gia đình

- Thường cố giấu không cho cha mẹ biết mình đang chơi với ai hay đi đâu

- Thay đổi về nhu cầu sử dụng tiền bạc

Những thay đổi về việc chăm sóc cá nhân và diện mạo bên ngoài

Thông thường, trẻ vị thành niên rất quan tâm chăm chút đến vẻ ngoài của bản thân để trông thật đẹp nhất trong mắt người khác. Tuy nhiên, nếu con bạn quá thờ ơ với những thứ như quần áo, vệ sinh cá nhân hay vẻ ngoài, đó cũng có thể là dấu hiệu của lạm dụng chất gây nghiện.

Thay đổi về năng lượng cho các hoạt động hàng ngày

- Trẻ kém tích cực hơn bình thường

- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

- Giảm động lực cho các hoạt động

- Các triệu chứng về thể chất

Các dấu hiệu và triệu chứng về thể chất có biểu hiện phụ thuộc vào loại chất gây nghiện mà trẻ đang sử dụng

- Chậm phản ứng

- Mắt đỏ

- Mất tập trụng, trí nhớ kém

- Tăng thèm ăn

- Hoang tưởng (cũng là dấu hiệu của bệnh tâm thần)

Vai trò của gia đình trong việc kiểm soát trẻ sử dụng chất gây nghiện

Đối với gia đình có con đang lạm dụng chất gây nghiện, điều quan trọng là cần phải bình tĩnh, không nên quá kích động, tức giận hay tỏ thái độ phán xét. Trò chuyện với trẻ với thái độ kiên nhẫn và cảm thông. Hãy lắng nghe những điều trẻ nói và biết rõ được loại chất gây nghiện mà trẻ đang sử dụng. Hãy khuyến khích và hỗ trợ trẻ để trẻ thêm tự tin từ bỏ việc lạm dụng chất gây nghiện. Nếu tình trạng của trẻ đã trở nên trầm trọng, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để các bác sỹ có biện pháp xử trí kịp thời.

- Hãy nói chuyện cởi mở với con bạn: Hãy nói cho trẻ hiểu về hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra đối với thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội nếu lạm dụng chất gây nghiện.

- Là người luôn lắng nghe: Hãy luôn thật kiên nhẫn lắng nghe khi con bạn chia sẻ về những nỗi sợ hãi và những điều mà chúng phải trải qua. Không nên phán xét mà hãy khuyến khích trẻ không sử dụng chất gây nghiện, nói “không” với chất gây nghiện khi bị bạn bè lôi kéo.

- Hãy dành nhiều thời gian bên con: Nếu gia đình dành nhiều thời gian ở bên và quan tâm trẻ nhiều hơn thì khả năng trẻ lạm dụng chất gây nghiện sẽ càng giảm. 

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....