Làm sao để giúp trẻ hết hôi miệng

Thứ Sáu, 21/12/2018 04:32 AM (GMT+7)

Trẻ hôi miệng khiến các em hoang mang và ảnh hưởng đến giao tiếp, sự tự tin trong cuộc sống. Nhất là những trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, tiền dậy thì chưa ổn định về tâm lý thì vấn đề hôi miệng cần được cha mẹ quan tâm.

tre-bi-hoi-mieng

Trước khi tìm điều trị hôi miệng thì cha mẹ phải xác định mùi hôi phát ra từ đâu, nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân gây ra hôi miệng ở trẻ nhỏTrẻ bị hôi miệng là do nhiều nguyên nhân khác nhau, thế nhưng chung quy lại thì sẽ khiến trẻ mất tự tin trước đám đông và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do trẻ lười đánh răng: Không phải trẻ nào cũng vệ sinh răng miệng đúng cách và đủ số lần hàng ngày. Nếu như vệ sinh răng miệng kém thì có thể dẫn đến khoang miệng có mùi hôi khó chịu và gây ra hôi miệng. Khi ăn uống xong không đánh răng và dùng nước súc miệng sạch sẽ thì thức ăn sẽ mắc lại ở phần lưỡi, kẽ răng hay bề mặt amiđan dưới họng… kết hợp với vi khuẩn khiến hơn thở có mùi.

Do trẻ bị viêm lợi: Khi mà trong độ tuổi thay răng vĩnh viễn thì trẻ dễ dàng bị các bệnh như viêm lợi, viêm quanh răng hay sâu răng gây viêm tủy…Chúng có thể khiến chảy mủ hay có lỗ ở chân răng, gây chua miệng, sốt… từ đó tạo ra tình trạng hôi miệng.

Do trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp: Những bệnh liên quan như viêm xoang, viêm mũi, u ở họng, viêm phế quản.. hay trào ngược dạ dày cũng có thể gây ra tình trạng trên.

Trẻ bị hôi miệng thì bố mẹ phải làm sao?Nếu như trẻ bị hôi miệng thì bố mẹ có thể đưa các em tới cơ sở y tế để sử dụng thuốc tây y phù hợp. Thế nhưng mẹ có thể kết hợp một số cách thức khác phù hợp và đã được kiểm chứng ví dụ như:

Sử dụng mật ong ( tốt nhất là mật ong nguyên chất) để tiêu diệt vi khuẩn. Trong môi trường yếm khí của mật ong, khó mà có vi khuẩn tồn tại. Mẹ có thể trẻ uống 2 thìa mật ong và chút muối để trẻ súc miệng 2 lần sáng tối. Nên kiên trì dùng công thức này khoảng 1 tháng để cải thiện tình hình.

Nguyên-nhân-và-cách-trị-hôi-miệng-ở-trẻ-em-hiệu-quả-nhất

Cây hương nhu hay còn gọi là cây hạt é. Lá cây hương nhu chứa nhiều tinh dầu thơm để khử mùi hôi. Có thể cho khoảng 50 lá hương nhu vào nồi, sắc lấy nước súc miệng hàng ngày 2 lần sáng tối. Sử dụng khoảng 2 tuần thì mùi hôi sẽ giảm rõ rệt hoặc biến mất. Lá hương nhu có tại các cửa hàng bán thảo dược hoặc trồng ở nhà.

Hạt mướp đắng phơi khô, nghiền mịn trộn với cà phê và mật ong, sau đó vo viên cho vào lọ thủy tinh. Cho trẻ ngậm 1 viên hàng ngày và không cần súc miệng lại bằng nước. Mùi hôi sẽ dần dà không xuất hiện nữa.

Sử dụng lá trầu không bằng cách sau: Rửa sạch, để ráo, vò nát khoảng 30 lá trầu. Sau đó đun sôi với nước khoảng 10 phút rồi vớt riêng ra để nước còn hơi ấm, bỏ chút muối và cho trẻ súc miệng bằng dung dịch này. Lá trầu không vốn dĩ được biết đến là tính khử trùng cao, bảo vệ răng miệng.

Dù bố mẹ có sử dụng cách thức nào đi chăng nữa thì quan trọng nhất, bố mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen đánh răng 2 lần sáng tối, đều đặn và sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng nếu cần thiết.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....