Làm thế nào để biết mình có mắc tiểu đường thai kỳ hay không?

Thứ Sáu, 27/09/2019 02:17 PM (GMT+7)

Tất cả các phụ nữ mang thai đều nên tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần 24 - 28 của thai kỳ. Những phụ nữ có nguy cơ cao nên được tầm soát tiểu đường sớm hơn bình thường.

tieu-duong-thai-ky

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:

Thừa cân, béo phì.

Tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.

Tiền sử sinh con ≥ 4000g.

Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.

Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.

Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.

Chủng tộc: châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.

Hội chứng buồng trứng đa nang.

Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

Biện pháp đẩy lùi tiểu đường thai kỳ

Vận động nhẹ nhàng, tập thể dục đều đặn

Với bất kỳ thai phụ nào, việc vận động nhẹ nhàng, tập luyện thể dục đều đặn đều rất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp máu huyết lưu thông, giữ cho trạng thái tinh thần sảng khoái, cân bằng. Riêng với những mẹ bầu có nguy cơ mắc ĐTĐTK hoặc đang mắc ĐTĐTK, việc tập luyện thể dục càng đóng vai trò quan trọng.

Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh, yoga (với bài tập dành riêng cho mẹ bầu) đều giúp mẹ bầu tăng cân một cách khỏe mạnh, giảm rủi ro cho các bắp cơ, đồng thời giúp cân bằng đường huyết, giảm nguy cơ mắc ĐTĐTK.

Kiểm soát cân nặng

Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ Nội tiết và bác sĩ dinh dưỡng.

Không nên tăng cân quá nhanh và quá nhiều.

Tăng từ 12,5 đến 18kg trong thai kỳ với phụ nữ có BMI trước mang thai < 18.5kg/m2

11,5 đến 16kg với BMI trước mang thai 18,5 - 24,9 kg/m2

7 đến 11,5kg với BMI trước mang thai từ 25 - 29,9 kg/m2

5-9kg với người BMI trước sinh >30kg/m2

 Bổ sung chất dinh dưỡng

Các phụ nữ tiểu đường thai kỳ nên tuân theo cùng 1 khuyến cáo về lượng vitamin và muối khoáng ăn vào như những phụ nữ không bị. Ngoài ra cần bổ sung acid folic 5mg/ ngày bắt đầu từ 3 tháng trước khi ngừng các biện pháp tránh thai, từ tuần thứ 12, liều acid folic nên giảm còn 0,4-1mg/ ngày và tiếp tục đến khi hết cho con bú.

Hạn chế đường và tinh bột

Trong thời kỳ mang thai cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên chọn lọc thực phẩm để có chế độ ăn cân bằng, hạn chế các món có nhiều đường và tinh bột.

Một vài gợi ý cho mẹ bầu để duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn sáng đầy đủ, bổ sung nhiều chất xơ thông qua các loại rau củ, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày (nên ăn từ 5-6 bữa) và tuyệt đối không nên bỏ bữa.

Trong trường hợp đang mắc ĐTĐTK, mẹ bầu nên trao đổi riêng với bác sĩ, để được tư vấn dinh dưỡng, có chế độ ăn bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt giúp kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.

Làm thế nào để biết mình có mắc tiểu đường thai kỳ hay không?

Tất cả các phụ nữ mang thai đều nên tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần 24 - 28 của thai kỳ. Những phụ nữ có nguy cơ cao nên được tầm soát tiểu đường sớm hơn bình thường.

Để chẩn đoán xem bạn có mắc tiểu đường thai kỳ hay không, bác sĩ sẽ sử dụng “ nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống”. Nghiệm pháp này gồm 2 lần xét nghiệm như sau:

Xét nghiệm lần 1: Bạn được uống 1 ly nước đường trong vòng 5 phút. Sau đó ngồi nghỉ, 1 tiếng sau bạn sẽ được lấy máu trên đầu ngón tay để đo lượng đường huyết.

Nếu kết quả sàng lọc cho thấy đường huyết >140mg/dL bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm lần 2 sau một tuần

Xét nghiệm lần 2: Bạn cũng được 1 ly nước đường do bác sĩ chỉ định. Bác sĩ sẽ đo đường huyết của bạn vào lúc trước khi uống và vào thời điểm 1h, 2h sau khi uống. Nếu trong 2 kết quả sau khi uống cao hơn bình thường thì bạn được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.

Duyen

Cùng chuyên mục

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự Chủ động phòng ngừa và điều trị vô sinh ở nam giới và nữ giới

Được làm cha, làm mẹ là mong mỏi bình dị, thiêng liêng của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân...

Phóng sự Mang thai, nạo phá thai ở trẻ vị thành niên ngày càng tăng: Nguyên nhân và những hậu quả đáng tiếc

Do những nguyên nhân khác nhau, quan hệ tình dục sớm và tình trạng nạo, phá thai ở lứa tuổi VTN đang là vấn đề...