Làm thế nào để cải thiện tình trạng chán ăn ở mẹ bầu?

Thứ Năm, 01/09/2022 06:25 PM (GMT+7)

Việc chán ăn và mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến nên mẹ không cần quá lo lắng. Hãy đảm bảo cho tâm trạng luôn được thoải mái và thực hiện theo những lời khuyên sau đây để con yêu phát triển khỏe mạnh.

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng như Yoga giúp cơ thể gia tăng tuần hoàn máu, tăng cường tiêu hóa thức ăn và cho mẹ bầu tâm trạng thoải mái hơn. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với việc cải thiện chứng chán ăn ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai.

Vận động nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ còn giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ đau mỏi lưng, giúp cơ thể dẻo dai để quá trình vượt cạn thuận lợi hơn.

Trong quá trình tập luyện mẹ bầu cần chú ý thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng và chắc chắn để không gây ra ảnh hưởng đến thai nhi.

yoga-cho-ba-bau-va-nhung-loi-ich-tuyet-voi-ma-me-khong-the-bo-qua-1

Thêm các thức ăn có vị chua vừa bữa ăn

Điều này giúp tăng tiết dịch vị và kích thích các gai vị giác trên lưỡi ở mẹ bầu. Những món ăn canh chua phổ biến như chua với me, chua với me, chua với sấu … hay đơn giản là nước rau chua với chanh. Các mẹ cũng có thể tăng cường uống nước chanh ít đường, bổ sung thêm vitamin C cũng giúp tăng hệ miễn dịch của cơ thể.

Thêm muối vào đồ ăn

Nếu cảm thấy nhạt nhẽo trong miệng mẹ bầu có thể bổ sung thêm chút muối vào món ăn của mình. Tuy nhiên, ăn nhiều muối có thể gây ra biến chứng nhu phù chân ở bà bầu. Vì vây, các mẹ bầu cần phải cân nhắc một lượng phù hợp.

muoi-doi-voi-suc-khoe-thai-phu

Thay đổi các chế biến

Thay đổi cách chế biến cho đa dạng như: xào, luộc, hấp, salad,… giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị, tránh cảm giác nhàm chán làm cho bữa ăn thêm phần hấp dẫn. Từ đó, mẹ bầu cũng cảm thấy ngon miệng hơn trong mỗi bữa ăn, giúp mẹ bầu bổ sung được nhiều dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi.

Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày

Việc chia nhỏ sẽ khiến mẹ không có cảm giác ngấy khi bước vào bữa ăn. Thay vì 3 bữa mỗi ngày thì mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần thành 6 bữa. Thêm một vốc thức ăn nhẹ như hạt đậu hay trái cây khô trong các bữa phụ.

Tránh các loại thức ăn nặng mùi hoặc tác động mùi khi ăn

Bất cứ món ăn nào làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, chán ăn và buồn nôn cần đưa vào danh sách hạn chế để ăn uống được ngon miệng hơn. Mẹ bầu cần tránh các món ăn có mùi nặng dễ làm tác động mùi khi ăn: tỏi, cá, cà ri, những đồ ăn nhiều dầu mỡ,… hoặc món ăn nào khiến mẹ cảm thấy nặng mùi, dễ gây buồn nôn.

Uống nhiều nước

Bổ sung từ 2-3 lít nước 1 ngày sẽ giúp mẹ giảm cảm giác mệt mỏi và cải thiện tình trạng ốm nghén. Ngoài nước lọc thì mẹ có thể bổ sung thêm các trái cây khác như cam, chanh…. Tuy nhiên, các mẹ không nên uống thường xuyên hoặc khi đói, vì có thể khiến các mẹ bị đau dạ dày.

13
Phương Dung tổng hợp

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....