Làm thế nào để giảm cân an toàn, khoa học cho trẻ ở tuổi dậy thì

Thứ Hai, 24/10/2022 09:13 AM (GMT+7)

Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, tâm lý và sinh lý. Do đó, việc giảm cân tuổi dậy thì không hề đơn giản bởi nếu vừa muốn giảm cân vừa muốn phát triển mọi mặt, đặc biệt là chiều cao thì việc giảm cân cần được thực hiện khoa học.

Một số gợi ý giam cân an toàn cho trẻ ở tuổi dậy thì

  • Tập thể dục

Ngồi ít hơn và di chuyển nhiều hơn là một cách loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể. Tăng cường các hoạt động tổng thể hàng ngày cũng có thể làm tăng khối lượng cơ, có thể giúp trẻ đốt cháy calo hiệu quả hơn. Chìa khóa để đạt và duy trì thể chất tốt là tìm một hoạt động mà trẻ thực sự yêu thích. Cha mẹ nên cho con thử một môn thể thao mới mỗi tuần cho đến khi trẻ tìm thấy hoạt động phù hợp, chẳng hạn: đi bộ, đạp xe, bóng đá, bơi lội, khiêu vũ, bóng rổ...

Trẻ cũng có thể tham gia làm việc nhà hoặc các hoạt động xã hội như dọn dẹp công viên, bãi biển... để tăng cường độ hoạt động. Điều này còn giúp cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm ở trẻ.

tre-tap-the-duc-shuttesrtock_hoku
  • Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng. Các nghiên cứu cho thấy những người không ngủ đủ giấc sẽ có nguy cơ thừa cân cao hơn những người ngủ đủ 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Trẻ trong giai đoạn dậy thì cần ngủ nhiều hơn, khoảng từ 9–10 giờ mỗi ngày để cơ thể tăng trưởng tốt nhất và hạn chế nguy cơ tăng cân.

  • Uống đủ nước

Mất nước dẫn đến tích tụ độc tố có thể gây ra béo phì do viêm. Uống ít nhất 2-3 lít nước để thải độc và hỗ trợ giảm cân. Trẻ cũng có thể uống nước dưới dạng nước trái cây mới ép (không thêm đường), súp, rau tươi, sinh tố ngon và đồ uống giải độc.

  • Ăn nhiều rau

Rau chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất, chất xơ. Chúng cũng chứa các hợp chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi các phân tử không ổn định (gốc tự do) có thể gây ra tổn thương. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng ăn rau có thể giúp thanh thiếu niên đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Rau chứa nhiều chất xơ và nước, có thể giúp trẻ no lâu hơn sau bữa ăn, làm giảm nguy cơ ăn quá nhiều.

20220114_140332_348073_rau-tot-cho-suc-kho.max-1800x1800
  • Đừng tránh chất béo

Vì cơ thể vẫn đang phát triển nên trẻ em, thanh thiếu niên cần nhiều chất béo hơn người lớn. Khi cố gắng giảm cân, người ta thường cắt bỏ các nguồn chất béo trong chế độ ăn uống do hàm lượng calo của chúng. Tuy nhiên, việc cắt giảm quá nhiều chất béo có thể tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển.

Những sai lầm cần tránh khi giảm cân ở tuổi dậy thì

  • Cắt giảm hoàn toàn các thực phẩm có chứa chất béo

Đa phần mọi người thường cắt giảm các thực phẩm giàu chất béo ra khỏi thực đơn ăn uống khi có ý định giảm cân. Tuy nhiên, đây là điều không nên làm đối với trẻ đang ở độ tuổi dậy thì. Cắt bỏ các thực phẩm giàu chất béo sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Nếu bé muốn giảm cân, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa nguồn chất béo tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, các loại hạt, á béo và hạn chế ăn chất béo không lành mạnh như thức ăn nhanh, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ...

  • Sử dụng thuốc giảm cân hoặc các thực phẩm ăn kiêng.

Thuốc giảm cân có thể mang lại kết quả nhanh nhưng đa phần những sản phẩm này không hề được kiểm định về chất lượng cũng như độ an toàn. Thậm chí, một số loại thuốc còn có thể gây ra tác dụng phụ. Bởi đa phần những sản phẩm này đều chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, chất béo không lành mạnh và các thành phần khác không tốt cho sức khỏe.

Đối với trẻ nhỏ, khi cơ thể chưa phát triển toàn diện, việc sử dụng thuốc giảm cân hoặc các thực phẩm chức năng sẽ khiến trẻ mắc một số bệnh như đau tim, tức ngực, mất ngủ, căng thẳng, tổn thương hệ tiêu hóa, thậm trí dẫn đến một số vấn đề về tâm lý của trẻ nhỏ.

dung-thuoc-tri-trao-nguoc-acid-da-day1596747963
  • Nhịn ăn

Đây là cách giảm cân ở tuổi dậy thì thường được nghĩ đến nhiều nhất. Tuy nhiên, bạn cần giải thích cho trẻ hiểu cách này không những không hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng.

Bởi nhịn ăn, bỏ bữa có thể khiến cơ thể cảm thấy đói mức và có thể khiến trẻ ăn nhiều hơn. Nếu chưa đến bữa chính, trẻ sẽ muốn ăn các món ăn vặt không tốt, hậu quả là dễ dẫn tăng cân thay vì giảm cân. Ngoài ra, bỏ bữa cũng dễ gây mệt mỏi, uể oải, hay cáu gắt, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt do thiếu năng lượng, kém tập trung.

Nguyễn Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....