Làm thế nào để ngăn ngừa rụng tóc ở tuổi dậy thì?

Chủ Nhật, 23/10/2022 03:19 PM (GMT+7)

Tuổi dậy thì là lúc cơ thể có nhiều sự thay đổi nhất. Ở độ tuổi này, mái tóc có thể rất suôn mượt, óng ả, tự nhiên nhưng cũng có trường hợp, mái tóc không những khô xơ, chẻ ngọn mà còn thường xuyên gãy rụng dù đã chăm sóc kỹ lưỡng

Nguyên nhân gây rụng tóc tuổi dậy thì

  • Thay đổi nội tiết tố 

Thay đổi nội tiết tố là điều không thể tránh khỏi khi trẻ dậy thì. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến thể chất lẫn tâm sinh lý của trẻ. Trong đó, rụng tóc nhiều cũng bắt nguồn từ “thủ phạm” này. Cụ thể, khi hormone testosterone ở trong trạng thái mất cân bằng, hormone Dihydrotestosterone (viết tắt là DHT) cũng sẽ sản sinh và tăng lên đột ngột. 

Lúc này, hormone DHT đảm nhận chức năng chính là thu nhỏ nang tóc. Từ đó, mức độ gãy rụng của tóc sẽ phụ thuộc vào sự tăng trưởng và “tàn phá” của DHT. 

  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Trẻ ở lứa tuổi dậy thì cần nhu cầu dinh dưỡng cao. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và mái tóc, làn da nói riêng. Khi thiếu hụt các chất dinh dưỡng này sẽ gây suy nhược cơ thể, suy giảm sức đề kháng, cản trở các nang tóc phát triển,...

Nhiều bé gái bị rụng tóc đều do thiếu dinh dưỡng. Do đó, việc tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày là vô cùng cần thiết. Nữ giới cần bổ sung các khoáng chất như: sắt, vitamin B, kẽm, sắt.. từ các thực phẩm như: rau xanh, trái cây, các loại cá béo, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt,...

benh-suy-dinh-duong-thieu-chat-gi-1
  • Do một số bệnh lý

Rụng tóc nhiều không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó như: nhiễm trùng da đầu, suy tuyến giáp, bệnh tiểu đường, thậm chí là bệnh ung thư. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đi thăm khám sức khỏe tổng quát và có liệu pháp điều trị phù hợp.

  • Ảnh hưởng của việc tạo kiểu tóc

Xu hướng làm đẹp luôn thay đổi từng ngày, để bắt kịp những phong cách thời trang thời thượng, nhiều bạn gái tuổi teen không ngần ngại sử dụng các phương pháp tạo kiểu như sấy, duỗi, nhuộm. Hậu quả là tóc bị khô, xơ, rụng quá nhiều. Không những vậy, việc buộc tóc quá chặt, buộc lên quá cao hoặc cuốn quá nhiều vòng để cố định cũng có thể khiến các sợi tóc bị căng lên, gây tổn thương chân tóc và khiến tóc rụng nhiều.

Ngăn ngừa rụng tóc ở trẻ dậy thì như thế nào

Dưới đây là một số gợi ý để mái tóc của các bạn nữ tuổi teen trở nên khỏe mạnh và bóng mượt hơn:

- Giảm thiểu tình trạng căng thẳng, lo âu, cân bằng giữa việc học, làm việc và nghỉ ngơi.

- Gội đầu bằng dầu gội phù hợp, để tóc khô tự nhiên, tránh dùng máy sấy (đặc biệt là dùng chế độ thổi nóng) và chải tóc bằng lược thưa nhẹ nhàng khi tóc khô. Bạn cũng thể thoa một lớp dầu dưỡng có thành phần từ thiên nhiên như dầu argan hoặc dầu dừa.

rung-toc-tuoi-day-thi

- Kiểm tra sự mất cân bằng nội tiết tố vì đa phần rụng tóc nhiều là do nguyên nhân này.

- Thường xuyên thoa các loại dầu dưỡng ẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.

- Đảm bảo một chế độ ăn hàng ngày khoa học với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng. Từ đó các nang tóc sẽ được cung cấp đầy đủ năng lượng để phát triển.

Nguyễn Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....