Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho trẻ

Thứ Sáu, 06/09/2019 10:40 AM (GMT+7)

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người. Khi sức đề kháng yếu chính là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh tật phát triển. Đặc biệt là ở trẻ em và nhất là trẻ sơ sinh khi mới rời sự bảo vệ của cơ thể người mẹ.

Các tác nhân đó có thể là các vi sinh vật như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng… Sức đề kháng kém là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi-rút gây bệnh phát triển. Nhất là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi mới chào đời, không còn được bảo vệ ở trong cơ thể người mẹ.

BS. Nguyễn Thị Thúy - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế, cho biết:

- Cho con bú mẹ

Hiện nay theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, các bà mẹ nên cho con bú sữa đến 24 tháng tuổi. Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ, giúp trẻ chống lại bệnh tật một cách hiệu quả. Trong sữa có các dưỡng chất bổ dưỡng, dễ hấp thu như đạm, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng… rất cần cho sự phát triển, phòng, chống bệnh cho trẻ.

- Tiêm phòng đúng lịch

Tiêm phòng cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng quốc gia, để con có các kháng thể phòng, chống các bệnh mà trẻ hay mắc như lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, viêm màng não, viêm gan, thủy đậu… Đây là biện pháp nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất cho trẻ.

- Uống đủ nước

Việc thường xuyên bổ sung thêm nước cho trẻ giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Do đó, hãy tập cho trẻ thói quen uống nước mỗi ngày, lượng nước uống tuỳ thuộc vào nhu cầu của bé...

- Dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường trái cây, rau xanh

adb615edb7ab5ef507ba

Bạn nên cho con ăn nhiều trứng, thịt, các loại rau, hoa quả tươi. Đây là những thực phẩm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, i - ốt, kẽm, canxi…) giúp chống lại bệnh tật.

Nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm. Môi trường kiềm trong cơ thể không có lợi cho vi-rút sinh trưởng và phát triển. Thực phẩm có chứa nhiều kiềm bao gồm táo, nho, cà chua, cà rốt, rong biển…

- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A

Vitamin A có thể ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại vi-rút của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị vi-rút, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót, đu đủ…

- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần...

- Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm

Kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của vi-rút, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể, được đặt cho biệt danh “khắc tinh của vi-rút”. Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: con hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng....

- Ăn sữa chua làm tăng hệ miễn dịch

Mẹo này sẽ giúp con bạn có đủ vi khuẩn thân thiện. Hãy chọn cho con bạn loại có nhiều vi khuẩn tốt thay vì chỉ có một loại, chẳng hạn sự kết hợp giữa lactobacillus và bifidus regularis.

- Không tùy ý dùng thuốc kháng sinh

Khi trẻ ốm bạn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự mua thuốc về dùng hay dùng theo lời khuyên của bạn bè…Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng 'nhờn' thuốc. Điều này khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.

- Giảm ăn đường

Thực phẩm chứa nhiều đường là nguyên nhân gây ra cảm giác không ngon miệng ở trẻ. Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao sẽ khiến dạ dày bị yếu, làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể.

Đường có tác dụng giúp lợi tiểu, vì vậy nó sẽ gây ra triệu chứng khô miệng và có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu cho trẻ thường xuyên dùng thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm tăng sự hấp thụ của canxi và vitamin B1, vì vậy trẻ thường ra nhiều mồ hôi và dễ bị cảm lạnh.

- Cho trẻ dùng nước súp gà

Súp gà, cháo gà với một số gia vị như hành hoặc một vài loại rau, củ, tiêu ( người lớn) để cung cấp thêm nhiều sinh tố, chất chống oxy hóa là một loại thực dưỡng chống cảm và giải cảm thông dụng của y học dân gian.

Kết quả nghiên cứu của bác sĩ Stephen Rennard thuộc trường Đại học Nebraska, Mỹ cho biết nước súp gà giúp làm tan những chỗ sung huyết, phù nề, làm loãng dịch tiết và giảm  tình trạng nghẹt mũi.

- Tỏi

Mặc dù với trẻ nhỏ việc ăn tỏi không phải dễ dàng. nhưng các bà mẹ nên cố gắng thêm một chút gia vị tỏi vào món ăn cho bé vì trong tỏi chứa nhiều allicin giúp bảo vệ trẻ khỏi các loại virus gây bệnh.

- Rong biển

Ngày nay, các loại rong biển cũng được các nhà dinh dưõng đánh giá rất cao trong vai trò giải độc và cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng giúp phòng chống bệnh tật.

Bên cạnh hàm lượng đạm dễ chuyển hóa rất cao, rong biển còn có nhiều sinh tố A và những carotenoids là những chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng kháng viêm, bảo vệ màng tế bào.

Những polysaccharides trong rong biển có tác dụng tăng cường tính miễn dịch và nâng cao sức chịu đựng của cơ thể đối với những thay đổi của môi trường.

- Làm sạch không khí

Khói thuốc lá, hóa chất lau nhà phá hoại các lông mao trong mũi, vốn có tác dụng ngăn cản vi-rút. Vì thế, hãy để khói thuốc tránh xa nhà, xe hơi của bạn, và sử dụng các chất lau nhà dịu nhẹ.

- Cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh

Muốn con khỏe mạnh thì tuyệt đối không được giữ con quá kỹ. Tiếp xúc với môi trường xung quanh, trẻ sẽ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được tập làm quen với những tác nhân gây hại (nếu có) trong môi trường. Đây là cách tập luyện hệ miễn dịch, đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ

Bạn nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước khi ăn cơm. Không đưa tay lên mồm. Con bạn sẽ hình thành thói quen, tránh đưa vi khuẩn vào người.

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....