Làm thế nào khi trẻ hãy nôn trớ ?

Thứ Tư, 02/01/2019 12:00 PM (GMT+7)

Những năm tháng đầu đời luôn là mốc thời gian quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi lẽ lúc này cơ thể bé còn khá non nớt nên bé thực sự cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Một vài bé thường gặp phải tình trạng nôn trớ sữa sau ăn.

Empty

Bú đúng cách giúp bé không bị nôn trớ sau ăn

Nếu trẻ bú mẹ tốt nhất hãy cho bé bú bầu vú bên trái trước, sau đó chuyển bé sang bú bầu bên phải. Bởi lẽ dạ dày của trẻ lúc này còn khá ngay nên việc bú từ bên trái sang phải sẽ giúp lượng sữa đi vào dạ dày nhiều và hạn chế khả năng trào ngược.

Đối với trẻ bú bình, một nguyên tắc quan trọng mà mẹ cần phải nắm vững đó là cần để cho phần núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng. Việc nhiều mẹ để phần núm bình nghiêng, không có sữa có thể khiến bé nuốt nhiều hơi trong quá trình bú. Đây chính là nguyên nhân lớn gây nên tình trang chướng bụng, trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tránh việc đùa giỡn khiến trẻ cười quá nhiều cũng sẽ làm thức ăn bị trớ ra ngoài.

Chia thành nhiều bữa nhỏ giải pháp cho bé bị nôn trớ

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị rằng, không nên cho bé ăn quá nhiều trong một bữa. Điều này không những khiến trẻ khó hấp thụ hết mà còn làm thức ăn dễ trào ra ngoài. Vì vậy nếu trẻ nhỏ hay xảy ra hiện tượng nôn trớ tốt hơn hết bạn nên để bé ăn thành nhiều bữa, không ép trẻ ăn thêm khi trẻ đã lắc đầu.

Empty

Cách cho bé ăn khoa học đó là bạn hãy chia các bữa ăn, cữ bú thành khoảng thời gian cố định trong ngày. Cụ thể, cứ sau khoảng 2 giờ, tối đa là 4 giờ bạn hãy cho bé bú. Với những thức ăn mới, tốt nhất không nên cho bé ăn quá nhiều cùng một lúc. Để dạ dày của bé có thể thích ứng dần dần, cha mẹ nên chia nhỏ nhiều lần và nên cho con ăn với lượng tăng dần để thử sự thích ứng của trẻ.

Nới lỏng quần áo cho bé

Khi mặc quần áo chật hoặc bị quấn tã, bỉm chật không chỉ khiến bé cảm thấy bí bách khó chịu mà thành bụng và dạ dày của trẻ cũng sẽ bị chèn ép nên dễ dồn nén, đẩy thức ăn ngược lên. Bởi thế, dù là mua đông hay mùa hè thì cha mẹ tốt nhất cũng nên mặc đồ thông thoáng, rộng rãi cho bé. Đặc biệt với khu vực quanh bụng, nên chọn loại quần có phần cạp mỏng, dễ chịu để bé không cảm thấy quá chật khi ăn no.

Giữ chuẩn tư thế sau khi bú/ăn

Trong quá trình cho bé bú khi ăn, cha mẹ nên tham khảo để thực hiện tư thế bú chuẩn. Hãy để đầu của bé cao hơn bụng sau khoảng từ 15 đến 20 phút sau khi ăn. Nếu bé có biểu hiện của trướng bụng mẹ hãy thực hiện các động tác vỗ lưng nhẹ nhàng cho con để khí từ từ thoát ra.

Đặc biệt, không để trẻ bú/ăn trong tư thế nằm vì dễ bị sặc, trớ sữa lên vùng mũi. Ngoài ra, cũng không nên thay đổi tư thế đột ngột ngay sau khi bú/ăn và không làm trẻ cười lớn vì có thể gây sặc sữa.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....