789

Lịch tiêm phòng các loại vắc xin trước mang thai

Thứ Ba, 09/06/2020 04:10 PM (GMT+7)

Nên tiêm các loại vắc xin trước mang thai nào? Phải tiêm mấy mũi? Lịch tiêm ra sao? Là những vấn đề chủ yếu được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất xoay quanh chủ đề này.

tiem-vac-xin

Trước khi mang thai cần tiêm những loại vắc xin nào?

Tiêm ngừa vắc xin khi có quyết định sinh con và trước khi mang thai đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Điều này giúp mẹ và con tránh những nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm và thường gặp. Vậy cần tiêm những loại vắc xin phòng ngừa nào trước khi mang bầu? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Theo khuyến cáo của WHO, Tổ chức Y tế Thế giới và khuyến cáo của Bộ Y tế, các bệnh như: Sởi, Rubella, thủy đậu, uốn ván, ho gà, Viêm gan B, quai bị,... là những bệnh cực kỳ nguy hiểm trong thời điểm mang thai. Do đó, cần tiêm những loại vắc xin phòng ngừa các bệnh này trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con sau khi sinh ra.

Lịch tiêm phòng trước khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai mà mắc phải những bệnh lý có khả năng truyền nhiễm cao, phức tạp đặc biệt nguy hiểm. Thậm chí, có nhiều trường trường hợp dẫn đến sảy thai, thai bị dị tật bẩm sinh, con chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển,... Do đó, thai phụ nên thực hiện theo lịch tiêm vắc xin trước mang thai mà các chuyên gia, bác sĩ đã chỉ định như sau:

Vắc xin ngăn ngừa bệnh cúm

Vắc xin ngăn ngừa bệnh cúm nên tiêm trước khi mang thai 1 tháng

Vắc xin chống Sởi - Quai bị - Rubella

Loại vắc xin này cần được tiêm trước khi mang thai 3 tháng, nếu phát hiện đã mang thai thì tuyệt đối không được tiêm vắc xin này.

Vắc xin phòng Viêm gan B

Đối tượng trên 20 tuổi có thể lựa chọn một trong các phác đồ tiêm sau:

0, 1, 6 tháng

0, 7, 21 ngày và 12 tháng

Bệnh nhân suy thận hoặc đang thẩm phân máu từ 16 tuổi trở lên: Lịch tiêm chủng đối với đối tượng này là bốn liều gấp đôi (2x20mcg). Mũi đầu tiên vào ngày tự chọn, các mũi tiếp theo sau mũi đầu tiên 1 tháng, 2 tháng và 12 tháng. Trong quá trình thực hiện phác đồ nếu có thai ngoài ý muốn cần tham khảo ý kiến của BS.

Vắc xin phòng bệnh thủy đậu

Cũng giống như vắc xin chống bệnh Sởi - Quai bị - Rubella, Vắc xin phòng bệnh thủy đậu nên được tiêm trước khi mang thai 3 tháng. Lưu ý: Không được tiêm vắc xin thủy đậu khi biết mình đã mang thai.

Vắc xin chống nhiễm trùng uốn ván

Uốn ván là bệnh nguy hiểm đến cả tính mạng của người mẹ sau sinh. Do đó, bạn nên tuân thủ lịch tiêm vắc xin Uốn ván theo quy định.

Với đối tượng chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử/ chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin chứa thành phần uốn ván cơ bản: Tiêm lịch 5 mũi (lần 1: tiêm sớm có thai lần đầu, lần 2: cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, lần 3: cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng hoặc kỳ có thai sau, lần 4: cách mũi 3 ít nhât 12 tháng hoặc kỳ có thai sau, lần 5: cách mũi 4 ít nhất 12 tháng hoặc kỳ có thai sau).

Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi uốn ván liều cơ bản (lần 1: tiêm sớm có thai lần đầu, lần 2: cách mũi một 1 tháng hoặc kỳ có thai sau, lần 3 cách mũi 2 ít nhất 1 năm hoặc kỳ có thai sau)

Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: lần 1 tiêm sớm có thai lần đầu, lần 2 ít nhất 12 tháng sau mũi 1, hoăc kỳ có thai sau.

Ngoài ra, những phụ nữ trẻ tuổi (

 Lưu ý khi tiêm vắc xin trước mang thai

Để tránh một số trường hợp xấu xảy ra sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh. Các bạn nữ nên lưu ý đến lịch sử tiêm vắc xin của mình cũng như đặc điểm từng loại vắc xin.

Trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào bạn cũng cần cung cấp cho bác sĩ của mình lịch sử tiêm phòng. Nếu bạn không còn giữ có thể hỏi bố mẹ, bạn bè, các địa chỉ từng thăm khám,... lịch sử, hồ sơ tiêm chủng của mình. Cần phải làm như vậy  đẻ bác sĩ dễ dàng xác định các loại vắc xin bạn cần tiêm. Ngoài ra, trên cơ sở này bác sĩ có thể tư vấn sức khỏe cho bạn tốt hơn để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Trong trường hợp, thai phụ tiêm vắc xin ngay khi mang thai. Nếu là vắc xin phòng bệnh cúm và vắc xin Viêm gan B thì mẹ có thể tiêm trong thời kỳ mang thai (trước khi mang thai chưa tiêm vắc xin này có thể tiêm bổ sung). Còn nếu là Vắc xin chống bệnh Thủy đậu, Sởi - Quai bị - Rubella, thì các mẹ không được tiêm vắc xin này khi đã có dấu hiệu mang bầu.

Đặc biệt, khi mẹ đã tiêm vắc xin phòng Thủy đậu, Sởi -  Quai bị - Rubella mới trước khi phát hiện đã mang thai. Mẹ cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ các biện pháp chăm sóc. Ngoài ra, các mẹ nên đi khám thai theo định kỳ để theo dõi sự phát triển và phát hiện những bất thường của thai nhi.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...