Liên hợp quốc kêu gọi bảo vệ sức khỏe tinh thần của người lao động tại nơi làm việc

Thứ Năm, 29/09/2022 11:39 AM (GMT+7)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, với ước tính khoảng 12 tỷ ngày công bị mất hàng năm do trầm cảm và lo lắng, gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu gần 1 nghìn tỷ USD

Ngày 28/9, Liên hợp quốc đã đưa ra các hướng dẫn mới về cách giảm thiểu căng thẳng tâm lý liên quan đến nơi làm việc và để bảo vệ cho sức khỏe tinh thần của người lao động. Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đã cảnh báo vào tháng 6 rằng gần một tỷ người trên toàn cầu đang sống chung với chứng rối loạn tinh thần từ trước khi Covid-19 lây lan. Và đại dịch đã khiến tình hình này trở nên tồi tệ hơn nhiều.

WHO cho biết người lớn trong độ tuổi lao động bị ảnh hưởng đặc biệt, khi 1/6 người mắc chứng rối loạn tinh thần tại mọi thời điểm. Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đã cho biết trong một tuyên bố chung: "Đã đến lúc tập trung vào tác động bất lợi mà công việc có thể gây ra đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta. Sức khỏe tinh thần kém cũng có thể gây suy giảm hiệu suất và năng suất của một người". Trong báo cáo mới liệt kê 13 hướng dẫn về cách đối phó với vấn đề này, WHO nhấn mạnh rằng công việc tốt cần bảo vệ sức khỏe tinh thần, mang lại cảm giác hoàn thành, tự tin và thu nhập.

sk tam than cong so 2

Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, ước tính có khoảng 12 tỷ ngày làm việc bị mất mỗi năm do trầm cảm và lo lắng, điều gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu gần 1 nghìn tỷ USD. Ông Manal Azzi, trưởng nhóm ILO về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, nói với các phóng viên: "Những con số này thật đáng báo động. Chúng ta có trách nhiệm rất lớn ở phía trước."

Tuy nhiên, chỉ 35% các quốc gia cho biết có các chương trình quốc gia để nâng cao và phòng ngừa sức khỏe tâm thần liên quan đến công việc. Vào năm 2020, các chính phủ trên toàn thế giới chi trung bình chỉ 2% ngân sách y tế cho sức khỏe tâm thần, trong đó các nước có thu nhập trung bình thấp phân bổ ít hơn 1%. 

Điều quan trọng nhất bây giờ là chúng ta cần đầu tư để xây dựng văn hóa phòng ngừa về vấn đề sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc , định hình lại môi trường làm việc để chấm dứt kỳ thị và loại trừ xã hội, đồng thời đảm bảo nhân viên có tsức khỏe tâm thần tốt, cảm thấy được bảo vệ và hỗ trợ.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...