Loãng xương tuổi vị thành niên

Thứ Hai, 31/10/2022 11:05 AM (GMT+7)

Loãng xương ở trẻ vị thành niên là tình trạng xương bị suy yêu, dễ bị gãy dù dưới tác động nhỏ ở trẻ vị thành niên. Bệnh loãng xương phổ biến đối với phụ nữ sau mạn kinh, Tuy nhiên bệnh này cũng xảy ra với trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi 8-14.

Loãng xương ở trẻ vị thành niên

Loãng xương ở trẻ em rất hiếm gặp nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng do trẻ bị mất một khối lượng xương lớn.

Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa, xảy ra khi mất cân bằng trong quá trình tiêu hủy và tái tạo các tế bào xương mới. Bệnh làm xương liên tục mỏng dần, khi mật độ xương giảm theo thời gian, xương trở nên giòn, xốp và dễ gãy hơn dù chỉ chấn thương nhẹ.

Loãng xương vị thành niên là một dạng loãng xương hiếm gặp, thường bắt đầu ngay trước quá trình dậy thì. Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 7 tuổi nhưng trẻ có thể bắt đầu bị loãng xương từ khoảng một đến 13 tuổi.

Loãng xương ở trẻ vị thành niên khá nghiêm trọng vì đây là thời kỳ xây dựng phần lớn khối lượng xương của cơ thể. Mất một khối lượng xương lớn trong thời gian này có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, trong có xương phát triển bất thường.

loang-xuong-la-gi-va-nhung-dieu-ban-can-biet-1-16426803187001946633854

Nguyên nhân nào dẫn đến loãng xương ở trẻ em

Do dinh dưỡng: Nguyên nhân phổ biến thứ hai khiến trẻ bị loãng xương là do yếu tố dinh dưỡng, khi chế độ ăn của trẻ không đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt là sự thiếu hụt nhóm chất canxi và Vitamin D, mật độ xương của trẻ thấp và nguy cơ loãng xương cao. Ngoài ra, thói quen ăn nhiều muối, ít chất đạm, ít phosphor, protid,… cũng góp phần dẫn đến loãng xương ở trẻ nhỏ.

Do bệnh về đường tiêu hóa: Nếu trẻ mắc sớm các rối loạn tiêu hóa hay bệnh lý về dạ dày, ruột non,… làm cản trở việc hấp thu Vitamin D, canxi và protein thì nguy cơ  xương cũng cao hơn. Lúc này, dù cha mẹ cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh về xương, cần đưa trẻ đi khám và điều trị bệnh về đường tiêu hóa mắc phải.

Do di truyền: Đây là nguyên nhân chiếm đến 70% trường hợp loãng xương ở trẻ em, liên quan đến bất thường ở 1 vài đặc điểm di truyền ảnh hưởng đến sự tổng hợp và phát triển xương. Do vậy nếu trong gia đình có người bị loãng xương sớm, cần lưu ý theo dõi và kiểm tra ở trẻ.

Do lười vận động: Trẻ nhỏ cần thường xuyên vận động, đặc biệt là luyện tập thể thao mới có thể giúp khối xương phát triển tốt, mật độ xương chắc khỏe hơn. Nhất là khi tham gia các hoạt động ngoài trời, cơ thể trẻ sẽ hấp thu tốt Vitamin D để cấu tạo nên xương.

Các nguyên nhân khác: Trẻ mắc các bệnh mạn tính như rối loạn mô liên kết trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp, bệnh lý tuyến giáp, tuyến cận giáp hoặc vỏ thượng thận, bệnh về khớp, suy thận mạn,… cũng dẫn đến tình trạng kém hấp thu Canxi. Ngoài ra, nếu trẻ bị viêm xương, đang chạy thận nhân tạo hoặc chấn thương phải nằm lâu ngày cũng dễ gặp tình trạng loãng xương hơn các trẻ khác.

Phương pháp điều trị loãng xương chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng loãng xương, dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh, thường nhằm mục đích bảo vệ cột sống và các xương khác khỏi bị gãy.

Nguyễn Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....