Lợi bất cập hại khi ăn tỏi mà nhiều người bỏ quên

Thứ Bảy, 29/08/2020 12:05 PM (GMT+7)

Tỏi không chỉ là một món gia vị quan trọng mà còn là phương thuốc chữa bệnh hiệu quả. 

Trong tỏi có rất nhiều các hoạt chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide. Tuy nhiên, các hoạt chất này chỉ được hoạt hoá khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát hoặc nhai và sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. Do đó, nếu sử dụng với mục đích y học thì ăn tỏi sống mỗi ngày chính là cách hữu hiệu nhất.

Có tính sát khuẩn mạnh và chứa Allicin (một thành phần giúp đặc trị bệnh cảm cúm khá hiệu quả, giúp long đờm, dễ thở, bớt ho và không bị nghẹt mũi) nên khi bị cảm cúm ăn tỏi sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bạn chống lại những cơn cảm lạnh thông thường.

Công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như: Nhân sâm, trà xanh, trà đỏ, ...

Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thói quen sai lầm khi chế biến cũng như sử dụng khiến tỏi mất tác dụng, thậm chí còn gây hại sức khoẻ.

Tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng theo những cách dưới đây sẽ thành "lợi bất cập hại". 

Đây là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng, nó bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ, làm chín tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.

cscp-2

Tỏi để lâu: Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu.

Ăn thường xuyên, liên tục: Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt, dạ dày bị tổn thương. Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 15g/ngày là đủ.

Ăn tỏi lúc đang đói: Ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày của bạn bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng.

Người đang uống thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, những cách kết hợp tỏi sai có thể gây hại. Điển hình:

- Tỏi chiên quá cháy thường tạo ra chất rất độc, nguy hiểm cho sức khỏe.

- Cá diếc nấu cùng tỏi có thể gây rối loạn tiêu hóa đường tiêu hóa.

- Thịt chó không nên ăn với tỏi vì sẽ gây khó tiêu. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.

- Cá trắm: Cũng là một trong những thực phẩm "đại kỵ" với tỏi. Cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng …

- Thịt gà: Thịt Theo Đông y, thịt gà tính cam (ngọt), ôn (ấm), tỏi có tính nóng (đại nhiệt). Việc kết hợp thịt gà và tỏi khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến khó tiêu, sinh ra kiết lị.

- Tỏi kết hợp với hành không tốt cho thận, dạ dày

- Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu…

- Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy

Ngoài ra, các chất bổ sung từ tỏi cũng có thể tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc chống tiểu cầu và thuốc giảm loãng máu… Vì vậy, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng các sản phẩm bổ sung từ tỏi để có cách sử dụng an toàn và hợp lý.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...