Lưu ý khi tập thể dục để không ảnh hưởng tới sinh sản

Thứ Bảy, 10/12/2022 05:37 PM (GMT+7)

Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm cả khả năng mang thai, nhưng nếu không cẩn trọng có thể gây tác dụng ngược.

Không tập quá sức

Nhiều bằng chứng cho thấy, tập thể dục vừa phải có lợi cho mọi người và thậm chí có thể cải thiện khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại chỉ ra, cường độ tập luyện cao có thể làm giảm khả năng sinh sản, ít nhất là ở một số người.

Nguyên nhân có thể là do tập luyện cường độ cao mà không có đủ dinh dưỡng sẽ làm cơ thể bạn cạn kiệt các chất dinh dưỡng thiết yếu để tạo ra em bé và làm tăng nguy cơ thiếu cân, điều này có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí là ngừng rụng trứng ở nữ giới.

Tập thể dục quá sức ở mỗi người có thể dựa vào thói quen tập thể dục của bạn có tạo ra sự thiếu hụt năng lượng liên tục hay không. Sự thiếu hụt calo do tập thể dục diễn ra trong thời gian dài có thể phá vỡ sự hoạt động của các hormone sinh sản và dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu đang có dự định sinh con, hãy cân nhắc về chế độ tập luyện và ăn uống của mình phù hợp, tham khảo ý kiến từ bác sĩ sản khoa để có lời khuyên hợp lý.

Tập thể dục thế nào là hợp lý?

Câu trả lời phụ thuộc vào thể trạng và mức độ tập luyện của mỗi người. Nếu việc tập thể dục với cường độ hàng ngày không khiến bạn mệt mỏi, suy nhược thì việc tiếp tục duy trì mức độ này khi đang cố gắng mang thai tự nhiên nói chung là an toàn và lành mạnh.

Tuy nhiên, nếu lịch tập luyện khá dày đặc hoặc khiến bạn phải chịu nhiều căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cắt giảm, đặc biệt nếu bạn gặp khó khăn khi mang thai tự nhiên.

Thực tế, nhiều vận động viên nữ tập luyện với cường độ mạnh có nguy cơ bị vô kinh (không có kinh nguyệt) cao hơn. Nguyên nhân có thể liên quan đến tập thể dục là do lượng mỡ trong cơ thể thấp và không thể có chu kỳ kinh nguyệt nếu lượng mỡ trong cơ thể giảm xuống dưới một tỷ lệ nhất định.

Tuy nhiên, vô kinh do thể thao không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản lâu dài và sẽ khắc phục được sau khi kinh nguyệt trở lại, nhưng thời gian để phục hồi chu kỳ kinh nguyệt có thể lâu hơn tùy vào mỗi người.

Các chuyên gia khuyên, phụ nữ đang muốn mang thai nên đặt mục tiêu tập thể dục vừa phải từ 150 phút trở lên mỗi tuần hoặc khoảng 30 phút mỗi ngày với các bài tập phù hợp, không có cường độ quá cao.

5-khung-gio-vang

Các bài tập phù hợp

Dưới đây là một số bài tập được xem là an toàn nếu bạn đang cố gắng thụ thai hoặc cho cả phụ nữ đang mang thai:

Đi bộ và chạy bộ: Cả đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện tuyệt vời, vừa tăng cường sức khỏe tim mạch, vừa giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó tăng khả năng thụ thai. Với phụ nữ đã mang thai, đi bộ là bài tập thể dục an toàn và được khuyến khích tới ngày gần sinh.

Bơi lội: Bơi lội là một bài tập tác động thấp giúp xây dựng cơ bắp săn chắc và thúc đẩy khả năng mang thai cho những ai đang muốn nâng cao khả năng sinh sản. Nếu bạn đang điều trị vô sinh, hãy tránh những chuyển tư thế từ từ sấp sang ngửa trong khi bơi vì có thể không tốt cho cấu tạo ống dẫn trứng (ống dẫn trứng bị xoắn).

Đạp xe trong nhà: Đây là một bài tập tác động thấp bạn có thể kết hợp tập luyện cùng các bài tập trong kế hoạch sinh sản của mình. Tuy nhiên, cần điều chỉnh cường độ tập luyện, tránh đạp xe quá lâu không có lợi cho cơ quan sinh sản nam giới.

Yoga: Đây là một bài tập lý tưởng nếu bạn đang cố gắng mang thai vì nó giúp xây dựng sức mạnh, sự cân bằng, sức bền và sự săn chắc của cơ bắp. Các bài tập thở trong yoga cũng giúp bạn thư giãn và đã được chứng minh là cải thiện mức độ lo lắng và trầm cảm ở phụ nữ đang điều trị sinh sản.

Một số dấu hiệu có thể cảnh báo cơ thể đang tập luyện quá sức, cần điều chỉnh ngay như: mệt mỏi sau tập, đau cơ hoặc đau khớp, mất ngủ... Đây đều là những dấu hiệu nguy hiểm, dù có đang mang thai hay không thì cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bạn.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....