Lý do các gia đình nên có sả trong bữa ăn hàng ngày

Chủ Nhật, 26/07/2020 01:40 PM (GMT+7)

Trong sả có chứa các chất flavonoid khác nhau hoạt động như những chất oxy hoá giúp ngăn ngừa một số loại ung thư.

Không chỉ là gia vị đặc trưng trong bếp, sả còn là vị thuốc quý. Đông y đánh giá cao tác dụng giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, hạ huyết áp, giải cảm và nhiều công dụng tuyệt vời khác.

Cây sả từ xưa đến nay được người đời sử dụng một cách triệt để từ gốc đến ngọn, dùng tươi, phơi khô, ướp lạnh, chế biến thành nhiều dạng thành phẩm khác nhau, đặc biệt sử dụng rộng rãi trong y tế, sản phẩm dược và hương liệu phục vụ đời sống.

Đây là loại gia vị có thể kết hợp với nhiều thực phẩm, làm "dậy" mùi cho món ăn, khử mùi tanh, có thể chế biến thành nhiều bài thuốc chữa bệnh.

cong-suc-khoe-1

Theo một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2012 của tạp chí khoa học Châu Âu thì chất flavonoid có trong sả được gọi là luteolin có khả năng đẩy lùi sự phát triển của một số tế bào ung thư.

Ngoài ra các loại tinh dầu trong sả có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư có trong các loại ung thư gan, ung thư vú và ung thư bạch cầu.

Ăn sả giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu, giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang sạch sẽ, hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại và giảm acid uric.

Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, dùng 1 ít sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh, đỡ mệt, giảm đau đầu.

Tinh chất có trong sả sẽ giúp làm giảm huyết áp bằng cách làm tăng tuần hoàn máu và giảm bớt các vấn đề của huyết áp. Ngoài ra, theo các khuyến cáo của chuyên gia thì khi bị tăng huyết áp bạn nên uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp giảm xuống đáng kể.

Sả được biết đến để làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hoặc các cơn đau như đau lung, đau nhức dây thần kinh, đau đầu. Bạn có thể lấy tinh dầu sả trộn với dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sung tấy sẽ giúp làm giảm cơn đau. Trong trường hợp đau quá thì bạn có thể uống thêm nước sả để giảm cơn đau.

Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) … đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.

Chuẩn bị đầy đủ các vị gồm lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.

Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một bát để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm nghỉ sẽ đỡ bệnh.

cong-suc-khoe-1

Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) … đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.

Chuẩn bị đầy đủ các vị gồm lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.

Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một bát để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm nghỉ sẽ đỡ bệnh.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...