Mắc ung thư xương hiếm gặp, người đàn ông hết liệt sau ba lần mổ

Chủ Nhật, 25/11/2018 07:15 PM (GMT+7)

Người đàn ông 40 tuổi bị liệt chân vì bệnh u nguyên sống Chordoma - một loại u xương hiếm gặp và ác tính. Sau ba lần phẫu thuật bệnh nhân hi vọng được đứng trở lại.

mac-ung-thu-xuong-hiem-gap-nguoi-dan-ong-het-liet-sau-ba-lan-mo1

Ngày 3/12, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM cho biết, anh Đ.C.T. (40 tuổi, ngụ Bình Dương) đã có thể đi lại được sau khi lên bàn mổ 3 lần vì chứng ung thư xương hiếm gặp.

Theo bác sĩ Trần Quang Hiển, Phó trưởng khoa Cột sống A, khối u nằm ở vùng xương cụt (đoạn cuối cùng của cột sống), bướu ác tính khiến anh T. liệt ở chân, uống thuốc không hết.

Bệnh nhân được đưa đi chụp cộng hưởng từ (MRI) kiểm tra và xác định có khối u xương. Người đàn ông được chỉ định cắt khối u và trải qua 25 tia xạ trị ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

Ảnh chụp X-quang, cột sống bệnh nhân được hỗ trợ bằng dụng cụ nâng đỡ cột sống. Ảnh: Phan Nhơn

Sau 10 tháng, chân người đàn ông đau nhức trở lại và tiếp tục được bác sĩ chỉ định cắt bỏ khối u lần 2. Sau 2 lần mổ, bệnh nhân đi lại được một thời gian thì bị tái phát, lần này chân phải bị liệt và rối loạn tiểu tiện.

Khi bệnh nhân đến Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM thăm khám, bác sĩ phát hiện khối u xương lại tiếp tục phát triển, gây chèn ép dây thần kinh, phá hủy xương cùng cụt.

Bệnh nhân T. tiếp tục lên bàn mổ lần 3, ê-kíp lần này sẽ căt bỏ khối u xương, cắt bỏ xương cùng cụt và đặt dụng cụ để nâng đỡ cột sống cho người đàn ông.

 Ca mổ kéo dài từ 8 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Ca mổ vô cùng phức tạp, bác sĩ Hiển từng khuyên bệnh nhân cân nhắc vì nhiều biến chứng có thể xảy ra do khối u ở vị trí nhiều cơ quan qua lại như: trực tràng, ruột, mạch máu, bàng quang… Song, ê-kíp muốn lấy trọn khối u để tránh tái phát, giúp bệnh nhân có thể đi lại bình thường.

mac-ung-thu-xuong-hiem-gap-nguoi-dan-ong-het-liet-sau-ba-lan-mo

Sau mổ, bệnh nhân đã cử động được chân phải, đi đứng trở lại bằng nạng. Các cơn đau giảm giần và thông báo với gia đình rằng anh có thể đi tiểu trở lại được.

Bác sĩ Trần Quang Hiển cho hay, khối u sau lần mổ có thể đã lấy trọn vẹn, giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn. Tiếp đên, bác sĩ BV Chấn thương Chỉnh hình tiếp tục hội chẩn với bác sĩ bên BV Ung bướu TP.HCM đưa ra phương án điều trị tiếp theo cho bệnh nhân.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....