Mang thai bị nhiễm virus herpes mụn rộp sinh dục có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thứ Ba, 08/09/2020 11:39 AM (GMT+7)

Triệu chứng của nhiễm HSV khi mang thai có thể rất nhẹ là 1 vài vết loét, hoặc có thể rất nặng gồm rất nhiều vết loét trên cơ thể. Sau khi virus HSV xâm nhập vào cơ thể, những triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sau đó từ 2 đến 10 ngày

min-rop-sinh-duc

Virus HSV là gì?

Virus HSV có tên gọi đầy đủ là Herpes Simplex Virus, là một loại virus có vỏ bọc bên ngoài, chuỗi đôi DNA, thuộc họ virus Herpesviridae và lây truyền qua niêm mạc hoặc vết thương trên da.

Virus HSV là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay, làm cho trẻ tàn tật hoặc thậm chí là tử vong. Thời gian lây truyền loại virus này chủ yếu là khi người mẹ mang thai và bị nhiễm trùng nguyên phát ở nửa sau thai kỳ.

Virus HSV được tìm thấy ở những mô thần kinh, trong những vết thương vùng miệng, mặt, trong những hạch thần kinh sọ, hạch thần kinh thắt lưng, cùng và cả đường sinh dục.

Cơ chế nhiễm virus Herpes

Nhiễm HSV khi mang thai có những dấu hiệu lâm sàng là vết loét, phồng rộp gây đau ở những vị trí như miệng, vùng sinh dục và hậu môn. Nơi có những vết loét chính là nơi đầu tiên mà virus HSV tấn công vào cơ thể. Nhiễm HSV khi mang thai thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét, nhất là qua quan hệ tình dục hoặc đối với những trường hợp đặc biệt thì ngay cả khi không nhìn thấy vết loét, virus HSV cũng có thể đã lây lan.

Virus HSV xuyên qua những vết loét trên da khi quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, đường miệng hay hậu môn và xâm nhập vào lớp màng ẩm của dương vật, âm đạo, lỗ tiểu, cổ tử cung và hậu môn gây bệnh cho những tế bào bình thường. Lúc này, hệ thống bảo vệ tự nhiên sẽ hoạt động chống lại virus HSV gây nên những vết loét, nốt mụn rộp phồng sưng và đau.

Ngoài ra, virus HSV còn tìm đến và tấn công vùng lưỡi, miệng, mắt, lợi, môi, tay và một số cơ quan khác. Nếu bệnh nhân chạm vào vết loét sau đó gãi hay chà đến những bộ phận khác của cơ thể, nhất là 2 mắt thì có thể sẽ gây nhiễm virus HSV tại bộ phận đó.

Triệu chứng nhiễm HSV khi mang thai

Triệu chứng của nhiễm HSV khi mang thai có thể rất nhẹ là 1 vài vết loét, hoặc có thể rất nặng gồm rất nhiều vết loét trên cơ thể. Sau khi virus HSV xâm nhập vào cơ thể, những triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sau đó từ 2 đến 10 ngày, bao gồm:

Sưng hạch;

Sốt;

Lạnh run;

Đau cơ;

Mệt mỏi;

Buồn nôn;

Vết loét ban đầu nhỏ, mụn rộp phồng ở âm đạo, hậu môn và những bộ phận khác, loét thành từng chùm, sau đó những vết loét này sẽ vỡ và chảy nước ra và cuối cùng sẽ đóng vảy và tự lành lại mà không để lại sẹo;

Ngứa và rát bỏng khi tiểu tiện.

Mang thai bị nhiễm virus herpes nguy hiểm thế nào?

Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus herpes, thai nhi sẽ gặp rất nhiều rủi ro, nhất là với những thai phụ mang thai lần đầu. Theo thống kê, những bà mẹ bị nhiễm virus herpes khi mang thai lần đầu thì nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi là từ 30%- 60%, vì trong giai giai đoạn này thai nhi chưa có đầy đủ những kháng thể chống lại virus herpes.

Nếu bà mẹ tái nhiễm virus HSV thì nguy cơ lây sang con chỉ còn 3%, thậm chí khi bị nhiễm virus HSV không có sang thương bóng nước thì khả năng này chỉ còn dưới 1%. Những tổn thương mà thai nhi mắc phải khi người mẹ mang thai bị nhiễm virus herpes có thể là ở não hoặc mắt.

Thai phụ bị nhiễm virus herpes vẫn có thể cho con bú mà không truyền bệnh cho con vì virus HSV không lây truyền qua đường sữa mẹ. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng bệnh có thể lây truyền khi bé tiếp xúc vào vết loét, vết rộp phồng có trên bầu vú của người mẹ khi bú. Cách khắc phục cho tình trạng này là những bà mẹ mang thai bị nhiễm virus herpes có vết loét trên đầu vú thì phải bơm, vắt sữa bằng tay và không được chạm vào vết loét cho đến khi vết loét lành và cho bé bù phần sữa đã vắt.

Để người phụ nữ khi mang thai bị nhiễm virus herpes không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, cần tránh thực hiện những thủ thuật có nguy cơ lây nhiễm, cũng như điều trị những thuốc kháng virus để giảm thiểu nguy cơ lây lan.

Hà Thu Thủy

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....