Mang thai giả là gì? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai giả

Thứ Ba, 05/02/2019 05:51 AM (GMT+7)

Hiện tượng mang thai giả có những dấu hiệu như mang thai thường gặp nên đôi khi khiến rất nhiều người nhầm lẫn. Vì vậy, cần nắm vững kiến thức về mang thai giả để tránh những thất vọng khi nghĩ rằng mình mang thai thực sự.

Empty

Mang thai giả là gì?

Mang thai giả là hiện tượng mà người phụ nữ không có thai nhưng vẫn nghĩ là có thật. Hiện tượng này sẽ khiến người phụ nữ có cảm xúc và triệu chứng như những dấu hiệu mang thai thông thường. Mang thai giả còn xuất hiện cả trên người chồng chứ không riêng gì với vợ. Khi xảy ra đối với người chồng người ta gọi là mang thai đồng cảm, lúc này họ sẽ có triệu chứng y như người vợ ví dụ như buồn nôn, tăng cân, đau lưng,...

Nguyên nhân của hiện tượng mang thai giả

Theo các chuyên gia, những phụ nữ trên 30, 40 tuổi, mắc các bệnh hiếm muộn, từng bị sảy thai, bị mất con vì nguyên nhân nào đó. Đó chính là những đối tượng dễ có nguy cơ mang thai giả. Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức nào về nguyên nhân gây ra hiện tượng mang thai giả. Bởi vì mối liên quan phức tạp giữa vỏ não, vùng dưới đồi ở não, hệ thống nội tiết và cả yếu tố tâm lý.

Tuy nhiên, các nhà tâm lý cho rằng hiện tượng này xảy ra là do mâu thuẫn về cảm xúc. Họ khao khát mong muốn có con hoặc vì quá lo sợ chuyện mang thai có thể tạo ra những lẫn lộn trong cảm xúc, làm thay đổi hệ thống nội tiết bên trong cơ thể. Điều này giải thích cho việc vì sao dù không có thai thật sự nhưng bạn vẫn có thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai.

165404-mang-thai-gia

Bên cạnh đó, giả thuyết về cơ chế sinh học lại cho rằng hậu quả của sự lo lắng, căng thẳng quá mức sẽ làm cơ thể tiết ra nội tiết tố như khi mang thai. Điều này còn gây ra táo bón, trướng bụng, tăng cân nặng và tăng nhu động ruột, tạo cảm giác như thai máy.

Bụng to lên có thể là do béo lên vì khi người phụ nữ bảo có thai áp lực từ gia đình, ăn uống quá nhiều, không phải làm việc nên tăng cân là điều dĩ nhiên.

Nguyên nhân cũng có thể là do họ bị bệnh như u nang buồng trứng to cũng làm cho bụng to lên hoặc là các bệnh gan, thận. Cũng có thể là do các bệnh khác gây tràn dịch trong ổ bụng gọi là “cổ trướng” hay là “báng nước”. Tuy nhiên khi xét nghiệm HCG (trong 3 tháng đầu) kết quả sẽ âm tính và khi siêu âm thì không thấy hình ảnh thai nhi.

Cách chữa hiện tượng mang thai giả

Hiện tượng mang thai giả rõ ràng là minh chứng cho sự rối loạn về cảm xúc thần kinh. Các rối loạn này có thể làm thay đổi cơ thể từ bên trong và cả bên ngoài. Mang thai giả nhìn chung chủ yếu là do vấn đề về tâm lý. Bởi vậy không cần thiết phải siêu âm hay sử dụng những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.

Nếu như bạn thuộc đối tượng hiếm muộn, và đôi khi có những dấu hiệu như trên, đừng ngại đến gặp các chuyên gia tâm lý, các chuyên gia hiếm muộn. Đồng thời, đừng giữ những tâm tư đó một mình, chia sẻ với anh xã, mẹ, bạn thân để bớt lo lắng, căng thẳng hơn. Tâm lý có ổn định thì cơ thể và chuyện mang thai mới diễn ra suôn sẻ.

Hiện tượng mang thai giả khá hiếm gặp, tuy nhiên cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức để tránh những nỗi thất vọng không đáng có. Hy vọng bài viết này thực sự hữu ích đối với bạn đọc.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....