Mang thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên

Chủ Nhật, 06/11/2022 04:44 PM (GMT+7)

Việc có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là một cú sốc đối với gia đình. Khi trẻ lo sợ phải đối mặt với sự chối từ hoặc sỉ vả, trẻ có thể phá thai hoặc giữ bí mật về việc mang thai lâu nhất có thể.

Khi biết tin mình mang thai, hoang mang, sợ hãi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, lúc này bạn cần thật bình tĩnh để đưa ra quyết định chính xác nhất. Bạn nên nói chuyện với ba mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy để có được lời khuyên hữu ích. Với các bậc cha mẹ, nghe tin con mình mang thai có thể khiến bạn bị shock, thất vọng, tức giận. Tuy nhiên, thay vì phản ứng tiêu cực, hãy bày tỏ sự ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ trẻ. Bạn nên nói chuyện cởi mở về việc phá thai, nhận con nuôi và làm cha mẹ để trẻ có thể đưa ra quyết định chính xác.

1. Các lựa chọn khi trẻ có thai ngoài ý muốn

- Quyết định sinh và nuôi con: Mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về sức khỏe ở cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, nếu quyết định sinh con, cha mẹ cần đồng hành cùng trẻ vị thành niên trong việc chăm sóc sức khỏe bằng cách khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của bé và phát hiện sớm các biến chứng thai kỳ; tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn cân bằng, khoa học và tránh suy nghĩ quá nhiều. Đối với những đứa trẻ không thể nói với bố mẹ việc mình đang mang thai, cảm giác sợ hãi, cô lập và cô đơn là một vấn đề thực sự. Nếu không có sự hỗ trợ của gia đình hoặc người lớn, trẻ sẽ ít ăn uống, tập thể dục hoặc nghỉ ngơi và ít khi đi khám thai trước khi sinh. Vì vậy, cha mẹ là người hỗ trợ tinh thần tốt nhất cho trẻ trong thời gian này.

- Quyết định cho con nuôi: Đây có thể là một quyết định khó khăn nhưng nếu không có khả năng để nuôi con khi mang thai tuổi vị thành niên, bạn có thể nghĩ đến giải pháp này. Có rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn mong muốn có con để yêu thương và chăm sóc. Nếu trẻ đang nghĩ đến quyết định này, hãy cân nhắc một số điều sau: Bạn có thể cùng trẻ vị thành niên đem trẻ sơ sinh đến làng trẻ mồ côi, bệnh viện, trung tâm y tế, các cơ sở xã hội, chùa, cô nhi viện… không nên đem bỏ trẻ ở trên núi, rừng, đường đi, thùng rác… vì trẻ có thể gặp nguy hiểm. Trong trường hợp nhận con nuôi cởi mở, bạn có thể lựa chọn bố mẹ nuôi, gặp gỡ và thậm chí duy trì mối quan hệ sau khi cho con nuôi.

- Quyết định phá thai khi mang thai tuổi vị thành niên: Trước khi đi đến quyết định phá thai, trẻ cần phải nói chuyện với cha mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy. Điều này sẽ giúp trẻ có sự hỗ trợ rất lớn về tinh thần. Nếu làm điều này, hãy cân nhắc những điều sau: Nói chuyện với bác sĩ về những điều có thể xảy ra khi lựa chọn quyết định chấm dứt thai kỳ; Chọn một trung tâm y tế uy tín, có các bác sĩ giàu kinh nghiệm; Cân nhắc vấn đề kinh tế, chi phí cho các dịch vụ phá thai; Hãy thận trọng trước những chỗ phá thai không an toàn. Để có thông tin chính xác, cách tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ ở các bệnh viện lớn.

 Trên thực tế, các nguy cơ sức khỏe nếu trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn Việc có thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên sẽ có nhiều nguy cơ về sức khỏe cho cả mẹ và bé hơn so với những phụ nữ mang thai ở độ tuổi 20, 30. Nhưng nếu trẻ vị thành niên được chăm sóc, được hỗ trợ thì những nguy cơ này có thể giảm. Theo thống kê có khoảng 1/3 các thiếu nữ từ 15 -19 tuổi và phân nửa các bé gái dưới 15 tuổi có thai ngoài ý muốn và không nhận được bất kỳ sự chăm sóc nào trong ba tháng đầu thai kỳ. Thiếu sự chăm sóc về y khoa có thể dẫn đến những vấn đề về sau, và nếu họ quyết định giữ đứa trẻ, nguy cơ cả mẹ lẫn bé gặp nguy hiểm sẽ tăng cao.

mang-thai-tuoi-thanh-thieu-nien-anh-huong-nghiem-trong-den-suc-khoe-quan-he-tinh-duc-som-1

2. Hậu quả khi trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn

2.1 Hậu quả về sức khỏe 

Theo các bác sỹ sản khoa, do cơ thể các em gái chưa hoàn thiện nên khi mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chính bản thân và thai nhi trong bụng. Nếu nạo phá thai dễ dẫn đến nguy cơ thủng dạ con gây vô sinh sau này.

Thiếu chất dinh dưỡng: Không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ví dụ như thiếu axit folic có thể gây khuyết tật bẩm sinh ở bé.Huyết áp cao: Trẻ mang thai tuổi vị thành niên có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với phụ nữ mang thai ở những năm 20 hoặc 30 tuổi. Trẻ cũng có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn. Trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn sẽ có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với phụ nữ mang thai trên 20 tuổiSinh non: Một thai kỳ đủ tháng kéo dài khoảng 40 tuần. Một em bé chào đời trước 37 tuần được xem là trẻ sinh non. Bé được sinh ra càng sớm, càng có nhiều nguy cơ gặp các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, thị lực, nhận thức và các vấn đề khác.

Sinh con nhẹ cân: Trẻ vị thành niên có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao. Trẻ sơ sinh nhẹ cân có cân nặng chỉ khoảng 1,5 – 2,5 kg.

Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục: Đối với trẻ mang thai tuổi vị thành niên có quan hệ tình dục trong khi mang thai, các bệnh lây qua đường tình dục, như  chlamydia và HIV, là một mối quan tâm lớn, có thể ảnh hưởng đến tử cung và thai nhi.

Nguy cơ tử vong: Đây là hậu quả mang thai ở tuổi vị thành niên đáng sợ nhất. Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Phá thai là lựa chọn được nghĩ đến nhiều nhất khi mang thai ở tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, đặc biệt là khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển. Nghiêm trọng nhất, có thể dẫn vô sinh hoặc trong tương lai, nếu mang thai, cả mẹ và bé đều có nguy cơ cao gặp phải các rủi ro về sức khỏe.

14-tuoi-co-thai-duoc-khong-5

2.2. Hậu quả về tâm lí và cuộc sống

Do chưa trưởng thành về mặt tâm lý nên phụ nữ mang thai tuổi dậy thì có thể thấy hoang mang, sợ hãi, dễ bị căng thẳng trước và sau khi sinh. Ngoài ra, mang thai ở tuổi dậy thì còn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh.Trẻ vị thành niên sẽ có cảm giác một mình và cô đơn nếu không có sự hỗ trợ của gia đình. Trẻ mang thai tuổi vị thành niên có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn. Trầm cảm có thể gây trở ngại cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh và cả bà mẹ trẻ, nhưng nó có thể được điều trị.Làm thế nào để giảm các nguy cơ về sức khỏe cho trẻ mang thai tuổi vị thành niên?

Mang thai tuổi vị thành niên còn khiến các cô gái chịu nhiều thiệt thòi. Nếu đi đến hôn nhân hoặc sinh con thì bản thân các em gái sẽ mất đi cơ hội học hành, không có công ăn việc làm, thiếu kiến thức chăm con. Bên cạnh đó, em bé sinh ra từ những bà mẹ trẻ này có sức khỏe yếu ớt, còi cọc, chậm phát triển...

Mang thai ở tuổi vị thành niên không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe. Nó có nguyên nhân sâu xa từ nghèo đói, bất bình đẳng giới, bạo lực, tảo hôn, ép hôn, bất bình đẳng giới. Nó cũng thể hiện công tác bảo vệ quyền cho trẻ em gái vị thành niên chưa được thực hiện tốt.  Cảm giác một mình và cô đơn: Đặc biệt đối với những trẻ nghĩ rằng trẻ không thể nói cho cha mẹ biết việc mình mang thai, trẻ sẽ cảm thấy hoảng sợ, cô đơn, và đó là một vấn đề thực sự. Nếu không có sự hỗ trợ từ gia đình hoặc những người lớn khác, trẻ sẽ ít có khả năng ăn uống tốt, tập thể dục hoặc nghỉ ngơi đầy đủ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của cả mẹ và bé.

Trên toàn cầu, phần lớn vị thành niên mang thai đã lập gia đình và phải sinh con do áp lực gia đình. Những trẻ em gái vị thành niên thuộc nhóm thiệt thòi, trẻ em gái vị thành niên không được đến trường, trẻ em gái kết hôn sớm, trẻ em gái sống trong các hộ gia đình nghèo thường là những đối tượng hứng chịu các hành vi có hại, dễ bị bạo lực và cưỡng bức tình dục. Nếu các em không được giáo dục giới tính và SKSS, sức khỏe tình dục một cách toàn diện và không được tiếp cận đầy đủ với dịch vụ về HIV, các em có thể có nguy cơ mang thai khi còn quá trẻ và mang thai ngoài ý muốn.

Do đó, khi có con trong độ tuổi VTN, cha mẹ nên quan tâm đến con cái nhiều hơn. Các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện tâm sự với các em, cho con cái những định hướng đúng đắn về tình cảm. Cha mẹ và nhà trường nên phối hợp để trang bị cho các em những kiến thức về sức khoẻ sinh sản, giáo dục giới tính cho các em, giúp các em có kiến thức và nhận thức đúng đắn tránh được những sai lầm không đáng có. Bên cạnh, ngành chức năng cần tăng cường giáo dục, chăm sóc sức khoẻ tiền hôn nhân, các vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản, hướng dẫn các biện pháp tránh thai phù hợp, hạn chế tình trạng phá thai và ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Đặc biệt, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Từ đó, giúp các em được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính và sức khoẻ sinh sản, góp phần nâng cao chất lượng dân số trong tương lai.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....