Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam: Thực trạng và nguyên nhân

Thứ Hai, 22/06/2020 02:28 PM (GMT+7)

Hiện nay tư tưởng trọng nam khinh nữ, mong muốn sinh con trai để nối dõi tông đường vẫn còn gây áp lực nặng nề cho không ít gia đình. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở một số vùng, khu vực tại nước ta vẫn còn ở mức cao.

 

Tỉ số giới tính khi sinh được xác định bằng số trẻ em trai trên 100 trẻ em gái sinh ra. Đây là một trong những chỉ số nhân khẩu học cơ bản, phản ánh cơ cấu giới tính của một quần thể dân số. Tỉ số giới tính khi sinh ở mức sinh học tự nhiên là từ 104-106/100 trẻ em gái. Tại Việt Nam, tỉ số giới tính khi sinh đã tăng từ 106,2/100 năm 2000 lên 114,8/100 năm 2018. Năm 2019, tỷ số này có giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức cao.

Nguyên nhân cơ bản dẫn dến mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam là tâm lý thích con trai. Tâm lý thích con trai mãnh liệt đã ăn sâu vào tiềm thức của phần lớn các cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ.

Theo đó, con trai được coi là trụ cột gia đình, nối dõi tông đường, có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên. Con trai cũng là chỗ dựa cho bố mẹ khi về già, còn con gái sau khi kết hôn về nhà chồng là “con người ta”… Đặc biệt ở những khu vực miền núi, áp lực sinh con trai để bổ sung lao động trong gia đình càng nặng nề hơn. Gia phả dòng họ ở nhiều nơi chỉ có tên con trai, người kế thừa tài sản của gia đình cũng là con trai.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay tăng nhanh một phần quan trọng là do người dân sử dụng những dịch vụ lựa chọn giới tính khi sinh hiện đại để can thiệp và chẩn đoán. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay. Hiện nay, nhiều người vừa muốn sinh ít con lại vừa muốn có con trai nên họ đã lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện mong muốn này.

Theo dự báo của Tổng cục Dân số, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thì đến năm 2050, Việt Nam sẽ thừa từ 2,3 triệu đến 4,3 triệu nam giới. Tình trạng dư thừa nam giới ở độ tuổi kết hôn dẫn đến tan vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn, nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn. Nếu dư thừa nam giới, phụ nữ sẽ có xu hướng kết hôn sớm, kết hôn nhiều lần, nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm như HIV, các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai… Đi kèm theo đó là khả năng gia tăng các vụ bạo hành gia đình mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, tác động trực tiếp đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của người phụ nữ, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình và cả những dư chấn tâm lý tác động đến con cái.

Hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh hôm nay phải vài chục năm sau mới bộc lộ. Vì vậy, nỗ lực ngay từ bây giờ nhằm đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên là đảm bảo tương lai cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước mai sau.

Phương Linh/Đình Nam/Tiến Dương/Anh Tú/Thanh Huyền

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....