Mất ngủ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân và cách khắc phục

Thứ Sáu, 25/11/2022 11:23 PM (GMT+7)

Trẻ tuổi dậy thì cần ngủ đủ 8 đến 10 giờ mỗi đêm để đảm bảo sự phát triển thể chất. Trong khi một số trẻ có thể ngủ ngon thì một số trẻ lại rơi vào tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì. Tình trạng này có thể liên quan đến sự trì hoãn của đồng hồ sinh học ở tuổi dậy thì.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi dậy thì

Đồng hồ sinh học bên trong cơ thể là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ buồn ngủ của bạn. Đồng hồ này sẽ biết được khi nào là thời gian để đi ngủ vào ban đêm và khi nào cần thức dậy vào ban ngày. Trong giai đoạn dậy thì, đồng hồ sinh học thường được thiết lập lại theo xu hướng trì hoãn. Trước khi dậy thì, trẻ thường buồn ngủ vào khoảng 8 – 9 giờ tối. Trong giai đoạn dậy thì, nhịp điệu này thường thay đổi khiến trẻ buồn ngủ trễ hơn, thường vào khoảng 10 – 11 giờ tối. Như vậy, trẻ thanh thiếu niên có thể ngủ muộn hơn vào ban đêm và thức dậy trễ vào ban ngày. Sự thay đổi này diễn ra là vì não của trẻ dậy thì sản xuất hormone melatonin gây buồn ngủ vào ban đêm muộn hơn so với trẻ nhỏ và người lớn. Vì vậy, trẻ thường khó đi vào giấc ngủ hơn và điều này có thể gây ra tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì.

- Do thay đổi hormone: Như chúng ta biết, tuổi dậy thì là giai đoạn các hormone trong cơ thể biến động rất nhiều. Sự thay đổi hormone có thể khiến trẻ khó ngủ. Ngoài ra, lượng cortisol tiết ra không đồng đều cũng là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì bị mất ngủ.

- Áp lực trong việc học hành và thi cử: Áp lực học tập của trẻ em ngày nay thực sự rất lớn. Điểm số và các cuộc thi về thành tích có lẽ là quá căng thẳng đối với trẻ. Sự kỳ vọng của cha mẹ vô tình gây ra gánh nặng cho trẻ. Hệ thần kinh phải chịu áp lực lớn chính là nguyên nhân khiến trẻ bị mất ngủ ở tuổi dậy thì. Những áp lực và căng thẳng vào mùa thi có thể khiến trẻ ở độ tuổi dậy thì mất ngủ

dc792e05-e31f-4a33-dd04-2b83e1d0174f_800x450-600x400

- Lạm dụng thiết bị điện tử: Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử là điều không còn quá xa lạ. Đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì, trẻ rất thích các trò chơi điện tử và nghiện sử dụng các thiết bị này. Khoảng thời gian trẻ sử dụng điện thoại, ipad, laptop,… thường là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lúc này, sóng từ các thiết bị điện tử sẽ tác động đến não bộ. Thêm vào đó, sự hào hứng, phấn khích khi chơi game khiến trẻ khó dừng lại và lên giường đi ngủ. Dần dần, trẻ có thể hình thành thói quen thức khuya và bị mất ngủ.

- Thói quen thức khuya học bài: Việc có quá nhiều bài tập và kiến thức cần tiếp thu mỗi ngày khiến trẻ buộc phải thức khuya. Thậm chí nhiều trẻ biết dùng cà phê để duy trì sự tỉnh táo. Điều này sẽ làm xáo trộn đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể và gây mất ngủ.

- Ăn thức ăn nhiều năng lượng trước khi ngủ: Trà sữa, bánh ngọt hay thức ăn nhanh là những “cám dỗ” khó cưỡng đối với trẻ ở tuổi dậy thì. Nếu nạp những thực phẩm trước khi ngủ sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý nguyên nhân ngoại cảnh khác như không gian ngủ kém chất lượng. Khi không gian ngủ kém chất lượng như quá chật, hoặc quá nóng trẻ cũng sẽ dễ mất ngủ. Ngoài ra, không gian ngủ nhiều tiếng ồn và ánh sáng mạnh cũng khiến trẻ dễ bị giật mình khi ngủ.

Tác hại của mất ngủ đối với trẻ ở tuổi dậy thì

- Khả năng tập trung cho việc học kém, ảnh hưởng đến thành tích học tập

- Học sinh bị mất ngủ thường có xu hướng dễ bị kích động, tâm trạng biến đổi thất thường, thậm chí có thể bị trầm cảm.

- Ảnh hưởng đến da, sức khỏe và cân nặng

- Nếu đi kèm với mất ngủ ở thanh thiếu niên là triệu chứng xanh xao, đó có thể là dấu hiệu của việc thiếu máu nghiêm trọng. Lúc này, các em nên được đưa đi khám bác sĩ.

mat-ngu-o-tuoi-day-thi-2

Cách khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì

Những việc nên làm

Đối với trẻ, nên tập các thói quen sau:

- Thức dậy đúng giờ mỗi ngày.

- Tập thể dục buổi sáng đều đặn (có thể tập những môn thể thao, bài tập nặng).Tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, sau đó làm giảm nhiệt độ phòng ngủ sẽ giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn - Tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn trước khi ngủ.

- Tắt tất cả các thiết bị điện tử bao gồm điện thoại khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ.

- Tắt các thiết bị chiếu sáng

- Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng.

- Tập thói quen ngủ sớm và đúng giờ.

Cha mẹ cũng nên giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn bằng cách:

- Giúp trẻ học cách thư giãn, gạt bỏ các vấn đề cần suy nghĩ sang một bên để ngủ dễ dàng

- Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, mì ống giúp làm tăng nồng độ serotoin trong não, làm dịu cơ thể và khiến giấc ngủ ngon hơn

- Tạo bình minh cho trẻ bằng cách mở rèm cửa hoặc bật đèn trước khi trẻ tỉnh dậy

Những việc không nên làm

- Không ngủ nhiều ban ngày.

- Vào chiều tối cần hạn chế, tránh không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu....

- Tránh ăn quá no, ăn những thức ăn giàu năng lượng, nhiều chất béo, gây đầy hơi, khó tiêu vào buổi tối hoặc lúc gần giờ đi ngủ.

- Trước khi đi ngủ cần tránh nghe nhạc quá to, xem phim, đọc sách gây xúc động mạnh hoặc phấn khích thái quá.

- Tránh lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ nhiều trước giờ đi ngủ.

 Ngoài ra, ba mẹ có thể cùng đồng hành cùng với con bằng các việc làm thiết thực sau:

- Kiểm tra khối lượng bài tập mỗi ngày của trẻ, tư vấn và hỗ trợ nhằm giúp con cân bằng giữa việc học tập và các hoạt động khác

- Giúp trẻ hiểu đúng về tầm quan trọng của giấc ngủ để thay đổi thói quen ngủ muộn. Chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp trẻ cảm thấy tỉnh táo, tập trung tốt, nhiều năng lượng hơn, đảm bảo học tập hiệu quả…

- Thường xuyên nhắc nhở trẻ không được tự chạy xe khi đang mệt mỏi, buồn ngủ. Cách tốt nhất là trẻ nên đi xe buýt hoặc được ba mẹ chở khi có nhu cầu ra ngoài.

Mất ngủ ở tuổi dậy thì là điều bình thường và có thể cải thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì nên đi khám để được bác sĩ hoặc chuyên gia hỗ trợ và điều trị đúng phương pháp.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....