Mất ngủ sau sinh: Khắc phục như thế nào?

Thứ Ba, 21/02/2023 03:46 PM (GMT+7)

Mất ngủ sau sinh là tình trạng bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn không sâu giấc, hay giấc ngủ không liên tục sau khi sinh con. Không phải ai cũng bị mất ngủ sau sinh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đây là một hiện tượng vô cùng phổ biến ở phụ nữ sau khi vượt cạn.

Tại sao phụ nữ sau sinh mất ngủ? 

Phụ nữ sau sinh mất ngủ có thể do các nguyên nhân sau đây:

Thay đổi nội tiết tố: Chắc chắn cơ thể phụ nữ chịu nhiều sự thay đổi từ lúc mang thai cho đến sau sinh, trong đó phải kể đến sự biến động về nội tiết tố, đặc biệt là nồng độ estrogen giảm xuống thấp. Đó là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, cảm giác khó chịu, lo lắng thường trực, dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.

Ra nhiều mồ hôi về đêm: Không chỉ thay đổi, nội tiết tố sau sinh còn làm thêm nhiệm vụ là loại bỏ những chất đã sản sinh ra trong giai đoạn thai kỳ, vì vậy, phụ nữ sau sinh mất ngủ thường do cơ thể ra nhiều mồ hôi về đêm.

Thay đổi tâm trạng: Thường xuyên lo lắng, căng thẳng hay ám ảnh là những cảm xúc phụ nữ sau sinh có thể gặp. Những cảm xúc này là biểu hiện của các hội chứng như trầm cảm sau sinh, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ra chứng mất ngủ.

Thức dậy để cho trẻ bú, dỗ trẻ ngủ: Trong vài tuần đầu tiên sau sinh, phụ nữ phải thức đêm để cho trẻ bú hoặc dỗ dành khi trẻ khóc. Khi phải thức dậy nửa đêm nhiều lần và liên tiếp, phụ nữ sẽ cảm thấy khó quay trở lại giấc ngủ, dần dần giấc ngủ bị rối loạn.

me-sau-sinh-7696-1668226710

Sau sinh bị mất ngủ gây ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mẹ?

Tình trạng mất ngủ sau khi sinh mổ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, kém tập trung, dễ nóng giận, cáu gắt. Đặc biệt trong thời gian đang cho con bú, tâm trạng mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa. Lúc này mẹ bỉm có thể bị mất sữa hoặc ít sữa.

Không những vậy, sau sinh bị mất ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm nguy hiểm. Trầm cảm ở dạng nhẹ sẽ tác động đến tâm lý của mẹ, sản phụ thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực với cuộc sống, không thiết chăm sóc bản thân và con cái.

Ở trường hợp trầm cảm sau sinh mức độ nặng, mẹ bỉm không muốn giao tiếp với ai kể cả con mình. Ngoài ra mẹ bỉm đôi khi sẽ xuất hiện cảm giác ghét bỏ con mình, thậm chí muốn giết con. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng bé và mẹ.

Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực trên, bệnh khó ngủ sau sinh có thể khiến cơ thể bị suy nhược, tăng tốc độ lão hóa da, rụng tóc, xương khớp đau nhức, tàn nhang, sạm da,…

Nói chung, đây là căn bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Chính vì vậy ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện trên mẹ bỉm và người nhà cần nhanh chóng tìm cách khắc phục, tránh để bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm.

Khắc phục tình trạng mất ngủ sau sinh

  • Hạn chế căng thẳng, stress

Việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn nếu mẹ sau sinh bị căng thẳng. Hãy cố gắng thư giãn, giải tỏa căng thẳng về mọi thứ, mẹ cũng có thể thử những biện pháp giảm căng thẳng như thiền, đi dạo hoặc nghe nhạc nhẹ.

  • Hạn chế lượng caffeine

Caffeine sẽ làm cho não bộ bị căng thẳng gây khó ngủ, mẹ sau sinh tuyệt đối không được uống hay ăn đồ có chứa caffeine để tránh mất ngủ, ngoài ra với những mẹ đang cho con bú thì caffeine còn ảnh hưởng đến cả sữa mẹ.

  • Chia sẻ công việc

Các chị em có thể bày tỏ nguyện vọng với người thân về việc được san sẻ công việc nhà và chăm sóc con để có thể có thời gian để nghỉ ngơi.

  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước lúc ngủ

Sử dụng điện thoại, làm việc với máy vi tính hoặc xem tivi trước lúc ngủ có thể kích thích não bộ và khiến phụ nữ sau sinh mất ngủ. Ngoài ra, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử cũng làm giảm một loại hoạt chất có tên là melatonin, gây khó ngủ.

  • Tìm hiểu kiến thức về trẻ sơ sinh để hiểu trẻ

Trẻ sơ sinh thường bú và ngủ khoảng 2-3 giờ lần trong những tuần đầu tiên, vì vậy việc phụ nữ sau sinh mất ngủ do thức dậy nhiều lần cho trẻ bú vào ban đêm và dẫn đến mất ngủ là khá phổ biến. Tuy nhiên, khi trẻ càng lớn, khoảng thời gian trẻ bú và ngủ sẽ lâu hơn. Lúc đó, trẻ sẽ ít thức vào ban đêm hơn. Việc tìm hiểu kiến thức về trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ sắp xếp và lên kế hoạch công việc trong ngày để có thể nghỉ ngơi hợp lý, không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  • Bổ sung khoáng chất

Một số khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với giấc ngủ và hệ thần kinh đó là sắt, magie, ... Hãy bổ sung các khoáng chất này thông qua bữa ăn hoặc thuốc bổ tổng hợp để cải thiện tình trạng phụ nữ sau sinh mất ngủ và làm giảm các triệu chứng của trầm cảm.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....