Máu nhiễm mỡ ở phụ nữ có thai: nguyên nhân và cách phòng trừ

Thứ Sáu, 25/11/2022 10:04 AM (GMT+7)

Hiện nay, không ít phụ nữ bị máu nhiễm mỡ khi mang thai. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

1. Nguyên nhân dẫn đến mỡ nhiễm máu ở bà bầu

- Ít vận động: Phụ nữ mang thai thường cẩn thận hơn trong việc đi lại, vận động, nhất là trong những tháng mang thai đầu. Điều này là đúng khi làm việc nặng nhọc hay vận động quá mức có thể tác động đến thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển và đôi khi còn gây sảy thai. Bà bầu có thể bị máu nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên không vì thế mà thai phụ lười không vận động, điều này tạo điều kiện cho mỡ tích tụ trong máu và các bộ phận trong cơ thể do cơ thể không sử dụng năng lượng cho hoạt động. Thay vào đó, các bài tập yoga nhẹ nhàng, đi lại hàng ngày hoặc bài tập thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai sẽ tốt hơn, vừa giúp mẹ và bé khỏe hơn, vừa giúp ngăn ngừa máu nhiễm mỡ và các bệnh lý khác.

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Khi mang thai, không chỉ hormone cơ thể phụ nữ thay đổi mà quá trình tiêu hóa, trao đổi và hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng khác với người bình thường. Nhiều thai phụ được chăm sóc ăn uống nhiều dinh dưỡng hơn bình thường bởi quan niệm “ăn uống cho 2 người”. Thế nhưng bổ sung nhiều chất béo trong khi cơ thể hấp thu dưỡng chất kém chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ ở bà bầu. 

Ảnh-chụp-Màn-hình-2021-06-17-lúc-10.41.21

- Do tâm lý căng thẳng mệt mỏi: Hầu hết, mang thai chị em thường xuyên cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, nhất là chị em phụ nữ mang thai lần đầu. Theo đó, cảm giác stress luôn luôn đi liền trong quá trình nuôi dưỡng thai nhi khiến chị em không có chế độ nghỉ ngơi tập luyện phù hợp. Từ đó, quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể bị rối loạn gây ra bệnh máu nhiễm mỡ.

Ngoài những nguyên nhân trên, một số trường hợp phụ nữ mang thai bị máu nhiễm mỡ do di truyền, trường hợp này khó can thiệp và điều trị.

2. Mức độ nguy hiểm của bệnh máu nhiễm mỡ ở phụ nữ có thai

Bệnh máu nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các biến chứng mẹ bầu có thể gặp phải gồm:

- Tiền sản giật: Khi mang thai, cholesterol cao làm tăng nguy cơ tiền sản giật, một tình trạng nguy hiểm xảy ra trong ba tháng giữa thai kỳ hoặc ba tháng cuối thai kỳ và được đặc trưng bởi tăng huyết áp. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và bé. Mức độ cao của lipoprotein tỷ trọng thấp, hoặc cholesterol LDL và chất béo trung tính tăng cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ tiền sản giật và tăng huyết áp khi mang thai.

- Nhiễm độc máu: Mỡ trong máu cao cũng là một trong các tình trạng nhiễm độc máu, làm tăng huyết áp và gây các biến chứng bệnh lý cho mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Cần sớm phát hiện và điều trị nhiễm độc máu, tránh dẫn đến động kinh, sản giật và nguy hiểm hơn là gây tử vong.

- Di truyền cho trẻ: Thai phụ bị mỡ máu cao có khả năng di truyền cho trẻ sinh ra, trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe hơn.

-. Biến chứng khác: Các biến chứng khác khi thai phụ bị máu nhiễm mỡ có thể gặp phải như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, sỏi mật, suy thận,… 

Ngoài ra, một số biến chứng khi mỡ máu tăng cao trong thai kỳ có thể gặp là đột quỵ, nhồi máu cơ tim, viêm gan, suy thận, xơ gan, ung thư gan, sỏi mật và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Đặc biệt, bệnh máu nhiễm mỡ có tính di truyền nên khả năng trẻ sinh ra bị nhiễm bệnh là rất lớn. Nguy hiểm hơn trong quá trình mang thai, người mẹ cần hạn chế sử dụng thuốc, bởi có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế trong quá trình mang thai, nhất là khi có tiền sử bệnh mỡ máu, mẹ bầu cần thăm khám thai định kỳ và theo dõi thai sản tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng bệnh có thể xảy ra.

3. Điều trị khi bị máu nhiễm mỡ ở phụ 

Khi mắc bệnh lý, nhiều người có xu hướng nghĩ ngay tới việc sử dụng thuốc điều trị, tuy nhiên việc này với thai phụ là điều đặc biệt cẩn thận. Thuốc điều trị nếu chứa các thành phần hoạt tính không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như: dị tật thai, thai chậm phát triển, thậm chí là dừng thai kỳ.

Vì vậy khi phát hiện bị máu nhiễm mỡ, thai phụ không được tự ý mua thuốc điều trị giảm mỡ máu nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trước tiên bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và đưa ra giải pháp điều trị an toàn không dùng thuốc trước. Nếu bệnh diễn tiến nặng, thai phụ có thể cần theo dõi thai sản tại cơ sở y tế để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng và can thiệp bệnh kịp thời nếu có diễn tiến bất thường.

Bà bầu bị máu nhiễm mỡ cần thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé

4. Phòng ngừa máu nhiễm mỡ ở phụ nữ có thai

Để phòng ngừa máu nhiễm mỡ ảnh hưởng đến thai kỳ thì trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đến các trung tâm y tế để khám sức khỏe tiền hôn nhân. Khi đó các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp để chuẩn bị cho kế hoạch mang thai của bạn, đồng thời tư vấn làm sao để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh cùng việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo đó, để phòng ngừa máu nhiễm mỡ thì bà bầu cần chú ý các điều sau:

20200815_mau-nhiem-mo-o-ba-bau-5

- Không nên bổ sung đạm trong bữa tối: Với những người có tiền sử mắc bệnh mỡ máu, nhất là với phụ nữ mang thai cần hạn chế các món ăn giàu chất đạm trong bữa tối. Bởi nếu bữa tối bà bầu mắc bệnh mỡ máu ăn nhiều chất đạm có thể khiến cholesterol đọng lại trên động mạch, gây ra bệnh xơ vữa động mạch và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

- Bổ sung các món ăn từ cá: Phụ nữ bị mỡ máu cao khi mang thai nên bổ sung cá vào thực đơn hàng ngày, bởi cá là thực phẩm chứa nhiều omega-3, có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của tim mạch. Đặc biệt, ăn cá còn giúp thai nhi phát triển thị giác và trí não ngay từ trong bụng mẹ. Các loại cá giàu omega-3 tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi là cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích,... Tuy nhiên, bà bầu cũng cần lưu ý nên tránh xa những loại cá chứa thủy ngân như cá kình, cá thu, cá kiếm,... vì làm tăng nguy cơ nhiễm độc.

- Duy trì chế độ ăn nhạt, ít muối: Phụ nữ bị mỡ máu cao khi mang thai nên hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn để giảm nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch và nhiều các biến chứng khác trong thai kỳ.

- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây: Mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh để hạn chế lượng cholesterol tiêu thụ vào cơ thể. Rau xanh và các sản phẩm được làm từ đậu, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây,... đều rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi vì chúng chứa ít cholesterol. Đặc biệt, trong rau xanh có rất nhiều chất xơ giúp giảm sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol. Ngoài ra, những thức ăn có nhiều chất xơ như: Gạo lứt, các hạt họ đậu, lúa mạch, yến mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi...) cũng là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu.

- Tránh dùng dầu cọ, dầu dừa: Bà bầu bị máu nhiễm mỡ trong thai kỳ nên tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa, thay vào đó, bà bầu nên dùng dầu ô liu, dầu đậu nành, hướng dương bởi chúng đều có tác dụng hạ mức cholesterol trong cơ thể.

- Vận động nhẹ nhàng theo sự chỉ định của bác sĩÍt vận động khi mang thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai phụ bị máu nhiễm mỡ. Để ngăn ngừa tình trạng này, phụ nữ mang thai có thể thực hiện những biện pháp vận động như tập yoga, đi bộ… Tập luyện đều đặn, hợp lý sẽ giúp hạn chế cholesterol xấu, cải thiện tâm trạng và tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

- Giữ tâm trạng thoải máiTâm trạng thoải mái, vui vẻ là biện pháp tuyệt vời giúp mẹ bầu ngăn chặn bệnh mỡ nhiễm máu. Để giảm thiểu stress, lo lắng, mẹ có thể nghe nhạc thường xuyên, đọc sách mỗi ngày…

Máu nhiễm mỡ ở bà bầu là căn bệnh điều trị đơn giản nhưng có thể gây nhiều biến chứng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế cần phòng ngừa và nhận biết bệnh sớm bằng việc thực hiện khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu sàng lọc rối loạn mỡ máu, tiểu đường ở cả phụ nữ mang thai và người có ý định mang thai.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....