Mẹ bầu bị sốt cần chú ý gì để không ảnh hưởng đến con?

Thứ Hai, 26/08/2019 04:30 PM (GMT+7)

Nhiều mẹ trong khi mang thai thấy lo lắng khi bị sốt và ngần ngại sử dụng thuốc bởi lo sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng liệu không uống thuốc có phải là cách làm đúng và nó có ảnh hưởng thế nào tới mẹ và bé. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết nhé.

 Mẹ có biết, nguy cơ trẻ bị chậm phát triển và mắc chứng tự kỉ sẽ cao hơn nếu mẹ không uống thuốc hạ sốt kịp thời khi mang thai.

Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của mẹ trở nên yếu đi vì nó thực hiện công việc phụ để bảo vệ cả mẹ và em bé. Vì vậy, mẹ dễ bị nhiễm trùng, ớn lạnh hoặc sốt trong khi mang thai.

Nhiệt độ cơ thể bình thường của con người là từ 36 - 37 độ C. Nhưng khi nhiệt độ tăng lên đến hơn 38,3 độ C thì đó là một cơn sốt, kèm theo đó là những triệu chứng như run rẩy, đổ mồ hôi, nhức đầu, mất nước, đau cơ và mệt mỏi.

ba bau bi sot thai nhi co anh huong

Sốt khi mang thai: Mẹ cần làm gì để không gây ảnh hưởng tới thai nhi?

Nếu bị sốt nhẹ trong 3 tháng đầu tiên khi mang thai thì sẽ không có bất kỳ vấn đề nào. Nhưng nếu sốt quá cao thì rất nguy hiểm do sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động protein và chúng đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ.

Theo một số nghiên cứu, sốt trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hạ sốt có thể làm giảm nguy cơ này của trẻ.

Tương tự như khi bị sốt ở 3 tháng đầu, thì ở 3 tháng cuối cũng không gây bất lợi gì với trẻ ngoại trừ khi nó có liên quan đến niêm mạc tử cung.

bac-si-696x385

Sốt khi mang thai: Mẹ cần làm gì để không gây ảnh hưởng tới thai nhi?

Việc uống thuốc cũng không quá nguy hiểm như các mẹ vẫn nghĩ nếu làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, uống đúng liều lượng và không tự đi mua thuốc kháng sinh vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Các bác sĩ thường kê các loại thuôc như peracetamol và acetaminophen (Tylenol) cho mẹ vì cả hai đều an toàn và giúp giảm sốt. Tránh dùng aspirin và thuốc chống viêm không steroid.

Khi bị sốt, ngoài việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ, các mẹ cũng nên ở trong một khu vực thoáng mát, mặc quần áo thoải mái, tắm nước ấm và tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh. Uống nhiều nước hoặc các loại nước ép như canh giúp mẹ giảm nhiệt độ cơ thể, lấy lại glucose và chất điện giải đã mất. Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn đề phòng trường hợp ngất xỉu hoặc vấp ngã do chóng mặt.

Ngoài ra, các mẹ có thể làm giảm các cơn khó chịu của mình khi ốm bằng các phương pháp hoàn toàn tự nhiên như uống trà gừng, nó giúp làm dịu màng lót bị viêm ở mũi, giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Khi mẹ đau họng, có thể súc miệng bằng nước ấm với muối hoặc bằng dung dịch dấm táo và mật ông để làm ấm cổ họng, giảm kích thích.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ăn các loại thức ăn chống nhiễm khuẩn như chuối và gạo nếu bị tiêu chảy khi bị sốt. Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch. Hành tây, trà xanh hoặc trà đen chứ phytochemical giúp ngừa viêm phế quản, viêm phổi, là một loại kháng sinh tự nhiên và giúp giảm tiêu chảy.

Cùng với các biện pháp trên, mẹ có thể thử một số biện pháp tự nhiên để điều trị sốt trong thai kỳ. Thuốc không phải lúc nào cũng là một giải pháp vì thuốc kháng sinh có tác dụng phụ. Hơn nữa, phương pháp chữa trị tự nhiên sẽ không làm cho mẹ buồn ngủ và không ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Dưới đây là một số cách mẹ có thể tham khảo:

− Thêm nửa cốc giấm vào bồn tắm ấm và ngâm trong 5 đến 10 phút.

− Đun sôi atisô và nấu cho đến khi mềm. Ăn phần cuống lá

− Thêm một muỗng cà phê lá húng quế vào một tách nước nóng và ngâm trong năm phút. Uống ba lần hoặc bốn lần một ngày. Sốt cao sẽ giảm dần vào ngày hôm sau. Các loại thảo dược khác có hỗ trợ đổ mồ hôi và hạ sốt là bạc hà, hoa anh đào.

−  Đặt một lát hành tây sống ở dưới mỗi bàn chân và quấn chân bằng một tấm chăn ấm.

− Nhúng một chiếc khăn vào một bát nước ấm trộn với một chén dấm. Vắt nước thừa và thoa lên trán để giảm sốt cao.

− Thêm một muỗng cà phê hạt mù tạt vào một cốc nước nóng, ngâm trong năm phút và sau đó uống.

− Xắt khoait tây thành lát rồi ngâm với giấm. Nằm xuống, sau đó đặt những lát khoai đó lên trên, phủ 1 lớp khăn mỏng lên trên. Mẹ sẽ hạ sốt trong vòng 20 phút.

− Đun nóng hỗn hợp hai muỗng canh dầu ô liu và hai tép tỏi nghiền lớn. Thoa đều hỗn hợp dưới lòng bàn chân và phủ lại bằng bao nhựa. Dầu ôliu và tỏi mang sẽ giúp mẹ hạ sốt

− Ngâm 25 trái nho khô trong nước, sau đó nghiền nhỏ và lọc lấy nước. Thêm vào nước và nước ép chanh vào. Uống hai lần một ngày để giảm sốt.

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự Chủ động phòng ngừa và điều trị vô sinh ở nam giới và nữ giới

Được làm cha, làm mẹ là mong mỏi bình dị, thiêng liêng của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân...

Phóng sự Mang thai, nạo phá thai ở trẻ vị thành niên ngày càng tăng: Nguyên nhân và những hậu quả đáng tiếc

Do những nguyên nhân khác nhau, quan hệ tình dục sớm và tình trạng nạo, phá thai ở lứa tuổi VTN đang là vấn đề...