Viêm ruột thừa khi mang thai thì nên xử lí thế nào?

Thứ Hai, 26/08/2019 11:30 AM (GMT+7)

Đau bụng là một trong những dấu hiệu bình thường khi mang thai. Nhưng nếu đó là cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên phải thì đó có thể là bị viêm ruột thừa, nên khi đó các mẹ bầu cần phải chú ý và biết cách để xử lí.

 Viêm ruột thừa là tình trạng đòi hỏi phải phẫu thuật phổ biến nhất trong thai kỳ. Căn bệnh này xảy ra trong 1/1000 trường hợp mang thai. Thông thường phụ nữ mang thai bị viêm ruột thừa ở hai giai đoạn đầu của thai kỳ; tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ.

images (1)

Viêm ruột thừa khi mang thai: Triệu chứng và phương pháp xử lý

Khi thai còn nhỏ, hội chứng viêm ruột thừa cũng có biểu hiện như ở người bình thường: hố chậu phải đau, có phản ứng thành bụng, sốt nhẹ 37,5-38 độ C, buồn nôn, thử máu thấy số lượng bạch cầu tăng... Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai thường khó khám vì tử cung to đẩy manh tràng và ruột thừa lệch khỏi vị trí bình thường, do đó điểm đau không điển hình nữa. Cụ thể:

3 tháng đầu thai kỳ

Trong tam cá nguyệt đầu tiên do thai nhi và tử cung còn nhỏ, cơ thể mẹ bầu cũng đang có những thay đổi để thích nghi với thời gian thai nghén nên các triệu chứng viêm ruột thừa thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những triệu chứng khi mang thai.

– Buồn nôn và nôn: Giống với tình trạng ốm nghén

– Đau bụng: Lúc mới đầu chỉ đau quanh vùng rốn, sau khu trú vùng hố chậu phải, mẹ bị đau âm ỉ kéo dài và diễn ra từ từ

– Cơ thể mẹ bị sốt vừa hoặc sốt cao

– Khi nắn vào vùng hố chậu phải có cảm giác đau và có phản ứng rõ.

6 tháng cuối thai kỳ

Trong khoảng thời gian này, do thai nhi phát triển ngày càng tăng nên tử cung sẽ đẩy ruột thừa lên và ép ra ngoài thành bụng. Vì thế các triệu chứng thường trở nên phức tạp hơn, bệnh càng khó chẩn đoán gây chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị.

– Bà bầu bị sốt cao, vẻ mặt căng thẳng

– Vị trí đau cao hơn bình thường như trên mào chậu, vùng hạ sườn phải. Những cơn đau quặn bụng càng lúc càng nặng hơn

– Xuất hiện các rối loạn nhu động ruột như táo bón, đi ngoài phân lỏng, liệt ruột cơ năng

– Toàn thân xuất hiện hội chứng nhiễm trùng, môi khô, lưỡi bẩn

Để dễ dàng phát hiện, người ta cho bệnh nhân nằm nghiêng bên trái khiến tử cung đổ sang trái làm lộ hố chậu phải, khi ấn vào sẽ kêu đau nếu ruột thừa bị viêm; hoặc để bệnh nhân nằm ngửa rồi dùng tay đẩy tử cung sang phải, tử cung chạm vào ruột thừa, gây đau nhói hố chậu phải nếu có viêm. Khi thai đã lớn, điểm đau có thể ở cao dưới góc gan phải hoặc ở thượng vị quanh rốn. Ở 3 tháng đầu mang thai, hiện tượng nôn do viêm ruột thừa có thể bị nhầm với nôn do ốm nghén.

Nếu mẹ coi thường các triệu chứng và không đi kiểm tra nếu thấy các dấu hệu bất thường trên thì nguy cơ ruột thừa rất cao và rất nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn như ối vỡ non. Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân đang bị viêm ruột thừa thì các mẹ hãy đi khám ngay để tránh các biến chứng sau này.

cach-xu-ly-khi-ba-bau-bi-viem-ruot-thua-1024x683

Tuy nhiên, phải làm thế nào để chẩn đoán viêm ruột thừa khi mang thai?

Để xác nhận xem mẹ có thực sự bị viêm ruột thừa hay không, các mẹ rất có thể phải làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT).

Nếu phát hiện ra việm ruột thừa, để điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng 2 cách sau:

Thuốc kháng sinh:

Nếu mẹ chỉ bị nhẹ và bác sĩ thấy không nguy hiểm, bác sĩ sẽ cho mẹ sử dụng kháng sinh. Việc này sẽ được thực hiện bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch để có kết quả nhất.

Phẫu thuật:

Nếu mẹ bị nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa. Nếu mẹ đang ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giữa của thai kỳ, bác sĩ sẽ phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, nếu mẹ đang ở giai đoạn cuối thì sẽ cần một cuộc phẫu thuật lớn.

Sau khi phẫu thuật, mẹ cần phải chăm sóc bản thân cẩn thận. Nếu mẹ mang thai hơn 24 tuần, bác sĩ sẽ theo dõi xem thai nhi có phản ứng như thế nào với cuộc phẫu thuật. Khoảng 80% phụ nữ phẫu thuật gặp các cơn co thắt và khoảng 5 – 14% phụ nữ viêm ruột thừa sinh non. Nếu chẳng may bị viêm ruột thừa trong giai đoạn bầu bí, mẹ hãy đến bác sĩ ngay nhé. Ngoài bác sĩ chuyên điều trị ruột thừa, mẹ có thể nhờ thêm bác sĩ khoa sản hỗ trợ. Trong trường hợp có chỉ định sinh non, bác sĩ có thể tiêm thuốc trưởng thành phổi cho bé.

Theo GĐVN

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....