Mẹ bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì tới thai nhi?

Thứ Hai, 19/11/2018 12:00 PM (GMT+7)

Ba tháng đầu của quá trình mang thai là khoảng thời gian rất nhạy cảm đối với mẹ và bé. Nếu trong giai đoạn này mẹ mắc cảm cúm thì cần đặc biệt chú ý vì rất có thể nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và gây ra những hậu quả đáng tiếc.

me-bi-cam-cum

Ảnh hưởng của cảm cúm từ mẹ tới thai nhi như thế nào?

Theo như nghiên cứu cho thấy, virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi. Khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy hiểm càng tăng lên, nhưng không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.Với virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì dẫn đến tình trạng sốt cao, còn khi bị nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai.

Nếu bà bầu bị cảm cúm trong khi mang thai 3 tháng đầu, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Ngày nay, với các máy siêu âm 4D hiện đại, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật của thai nhi như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống, dị tật ở tim, ở thận, ở ruột hay ở não,... Việc bỏ thai hay không phải cần được cân nhắc kỹ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản.

Các mẹ bầu nên làm gì khi mắc cảm cúm ở 3 tháng đầu tiên?

me-bi-cam-cum1

Không nên sử dụng thuốc bừa bãi mà cần phải có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ. Vì theo nghiên cứu, thuốc cảm cúm có khả năng lớn nhất gây ra dị tật ở trẻ nếu người mẹ sử dụng trong quá trình mang thai.

Khi có triệu chứng của cúm, nên áp dụng một số cách điều trị sau:

Dùng nước muối sinh lý rửa sạch hết các chất nhầy ở mũiĂn nhiều các thực phẩm chứa vitamin C như: ổi, cam, đào,… Nếu tình trạng cảm cúm kéo dài kèm theo những biểu hiện sốt, nhiễm khuẩn, cơ thể mỏi mệt thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.Phòng tránh cảm cúm ra sao?

Để phòng tránh cảm cúm, mẹ bầu nên tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên và uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

Bất cứ khi nào ra ngoài bạn nên cẩn thận chuẩn bị cho mình một chiếc áo mưa. Vì nếu bị ướt người, bạn sẽ dễ bị cảm.

Không có thuốc chủng ngừa  cho chứng cảm lạnh thông thường. Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ cả mẹ và bé yêu. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên đến ngày dự sinh. Vaccine này không gây nguy cơ cho mẹ lẫn bé yêu (Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ-CDC).

Và đặc biệt, tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....