Mẹ nên ăn gì để thai nhi tăng cân đều và bứt phá khi cần thiết?

Thứ Sáu, 05/10/2018 10:02 PM (GMT+7)

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân? Tham khảo ngay danh sách những thực phẩm tốt cho cân nặng của bé con trong bụng mẹ bầu bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhé.

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân? Tham khảo ngay danh sách những thực phẩm tốt cho cân nặng của bé con trong bụng mẹ bầu bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhé.

Trong suốt thời gian mang thai, khi lựa chọn món ăn mẹ bầu dường như ít quan tâm tới cân nặng của bản thân mà nỗi lo lắng nhất vẫn là ăn gì để em bé trong bụng tăng cân nhanh. Lòng mẹ vẫn bao la như vậy cho tận tới khi con trưởng thành và nhiều thời gian sau đó nữa.Bà bầu tăng cân như thế nào thì hợp lý?Hợp lý ở đây có thể hiểu đơn giản là chỉ số cân nặng của mẹ phù hợp với quá trình phát triển của bé trong bụng mẹ. Muốn con nhận được dưỡng chất đầy đủ mẹ cũng cần lưu ý đến yếu tố tinh thần. Tâm lý bà bầu cần vui vẻ và thoải mái suốt thai kỳ.Chỉ số cân nặng thai nhi và cơ thể mẹ bầu

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên tăng khoảng 9-12kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, cân nặng này cũng còn tùy vào cơ địa của từng người, cụ thể với mẹ bầu dư cân chỉ cần tăng 7-8kg, cân nặng trung bình tăng 11-16kg, mảnh khảnh tăng 12-18kg.

3 tháng đầu thai kỳ do ốm nghén, bà bầu có thể bị tụt cân khoảng 1-2kg, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối là giai đoạn cực kỳ quan trọng để thai nhi phát triển, do đó, mẹ nên tập trung ăn bù lại giai đoạn đầu bị ốm nghén.

Cân nặng thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn với cách đo khác nhau như sau:

64474-bi-quyet-sinh-doi-3

Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – hay còn gọi là chiều dài đầu mông.Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.Chế độ ăn uống dinh dưỡng trong 40 tuần thaiLối sống và tinh thần trong suốt thai kỳ

Tâm lý bà bầu khi mang thai rất khó đoán biết. Suốt 40 tuần thai mẹ bầu có nhiều thay đổi về cả về thể chất lẫn cảm xúc. Hầu hết các mẹ đều cảm thấy khó chịu khi mang thai.

3 tháng đầu thai kỳ bầu thường hồi hộp xen lẫn niềm háo hức. Điều đó có thể xuất phát từ sự tò mò của mẹ về đứa con đang thành hình trong bụng. Càng bước vào giai đoạn giữa và cuối thai kỳ cảm xúc càng khó nắm bắt. Bụng bầu lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cộng với sự thay đổi của các hoormone càng khiến thêm khó chịu.

Để giải tỏa những vấn đề này mẹ nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng và chia sẻ với chồng.

Nguyên tắc ăn uống giúp thai nhi tăng cân đềuĐể chuẩn cân nặng thai nhi luôn nằm trong giới hạn khuyến cáo mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống sau:

Hàm lượng tinh bột bữa ăn trong thai kỳ

Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 2.300 – 2.400 calories. Tinh bột, đường sẽ chiếm 65 – 75% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Còn lại, 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm.

Mỗi bữa, mẹ bầu có thể ăn từ 1-2 chén cơm, tùy theo nhu cầu năng lượng. Ngoài cơm, bầu cũng có thể ăn bún, phở, miến, ngũ cốc… cũng là những nguồn tinh bột phong phú

Bổ sung chất đạm cho bà bầu thế nào?

Nhu cầu dung nạp đạm thời gian đầu thai kỳ tăng lên khoảng 30% so với người bình thường. Cụ thể bà bầu sẽ phải tăng lượng thức ăn chứa đạm từ 45-60gr lên đến 75-100gr/ ngày tùy theo chị em làm việc nhiều hay ít.

an-gi-de-thai-nhi-tang-can

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhu cầu đạm dành cho cả mẹ và bé là khoảng 70gr/ngày, tương đương với khoảng 100gr thịt heo, 150gr cá hay cua, thêm 100gr lạc, 1 quả trứng… Các chuyên gia cũng khuyên thai phụ nên cân đối dùng khoảng 3 phần ăn chứa đạm loại 1 phối hợp đạm loại 2/ ngày, uống bổ sung thêm sữa khoảng 400- 500 ml/ngày, có thể dùng sữa bà bầu, sữa tươi…

Bổ sung dưỡng chất bằng hải sản, cá

Các loại thủy hải sản có hàm lượng và chất lượng đạm không kém thịt, cá, còn chất lượng chất đạm của nhuyễn thể (ốc, trai, sò…) thì không bằng và tỷ lệ các axit amin không cân đối, nhưng lại giàu chất khoáng hơn, nhất là canxi, đồng (cu) và selen (se).

Điều đáng lưu ý là phải đùng hải sản đã được nấu chín hoàn toàn. Các loại nhuyễn thể bị chết sẽ bị phân huỷ, sinh ra độc tố, đồng thời là vật trung gian truyền các loại bệnh như thương hàn, tiêu chảy, vì vậy khi ăn ốc, trai, sò… phải chú ý loại bỏ con chết, ngâm con sống sạch trước khi nấu và phải nấu chín trước khi ăn.

Cung cấp chất xơ, vitamin bằng rau xanh và hoa quả

Cũng giống như bữa ăn hàng ngày trước khi mang thai các loại rau củ quả và chất xơ là cần thiết mỗi ngày trong mỗi bữa ăn. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón thai kỳ, làm đẹp khi mang thai.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....