Một số biến chứng hậu sản điển hình mẹ cần biết

Chủ Nhật, 06/01/2019 04:27 PM (GMT+7)

Sau sinh, nếu cơ thể mẹ không được chăm sóc cẩn thận về thể chất lẫn tinh thần và tình cảm thì dễ phải đối mặt với các nguy cơ về một số biến chứng hậu sản. Những biến chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Empty

Một số biến chứng hậu sản điển hình mẹ cần biết

Ra máu

Sau sinh, sản dịch thường ra rất nhiều vào những ngày đầu tiên. Kể cả mẹ sinh thường hay sinh mổ. Lúc này, tử cung cần được dọn dẹp sạch sẽ và đây là lý do vì sao máu ở vùng nhau thai còn sót lại được tống ra khỏi cơ thể.

Thời gian tử cung được dọn sạch chỉ khoảng 4 – 6 tuần. Trong thời gian này, máu sẽ thay đổi về màu sắc lẫn số lượng. Bởi vậy, nếu không xảy ra vấn đề gì bất thường thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề hậu sản.

Đổ mồ hôi liên tục

Các hormone sau sinh có khả năng làm mẹ bị đổ mồ hôi nhiều hơn và thường là đổ mồ hôi vào ban đêm. Để tránh tình trạng thức mẹ phải thức dậy giữa đêm thay quần áo vì mồ hôi ra quá nhều thì mẹ nên chuẩn bị quần áo ở gần đó để tiện thay đồ. Khi đi ngủ nên mặc quần áo thoải mái để tạo cảm giác dễ chịu.

Khóc lóc thất thường

Sau snh hormone nội tiết tố tăng nhiều trong thời gian mang thai, bỗng nhiên bị giảm đột ngột sau sinh. Điều ày đã dẫn đến tình trạng không nhỏ cho tâm trạng của mẹ. Vậy nên, mẹ sẽ có những thời điểm bỗng nhiên khóc và không hiểu sao mình khóc. Tình hình này thường xảy ra vào những ngày đầu sau sinh. NHưng mẹ cũng không cần quá lo lắng về nó.

Empty

Sưng tấy, phù nề

Không chỉ khi mang thai mới sưng tấy, mẹ sau sinh cũng gặp triệu chứng sưng tấy, phù nề. Tình trạng này xuất hiện sau khi mẹ sinh mổ hoặc thực hiện đẻ không đau. Thuốc tê gây mê tiêm vào cơ thể, truyền vào những chất lỏng khó thoát ra ngoài, vì vậy làm mẹ dễ bị phù nề sau sinh.

Cách phòng ngừa biến chứng hậu sản

Đối với các mẹ, quá trình chăm sóc sau sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe về sau. Theo các chuyên gia, mẹ được chăm sóc cẩn thận sẽ mau hồi phục và tránh được các biến chứng hậu sản nguy hiểm.

Theo các bác sĩ, sau sinh mẹ cần được theo dõi sức khỏe liên tục trong 3 ngày.  3 ngày sau sinh, sản phụ cần được theo dõi huyết áp, dấu hiệu của sốc, choáng, sự co của tử cung, màu, số lượng, mùi của sản dịch, thể chất và tinh thần của sản phụ để kịp thời phát hiện các tình trạng bằng huyết, sản dịch, đờ tử cung, sót nhau thai, nhiễm khuẩn hậu sản…

Sau sinh, sản phụ cần phải có cách sinh hoạt đống cách. Theo các bác sĩ, sản phụ nên vận động và đi lại ngay khi có thể và nên theo dõi nước tiểu, sosos lần đại tiện để hạn chế liệt ruột và bàng quang. Sản phụ sau sinh còn cần phải giữ ấm cơ thể, không để cơ thể nhiễm lạnh, không dùng quạt trực tiếp. Đặc biệt cần nằm trong phòng kín không có gió lùa, không ra ngoài khi trời gió lạnh, không sử dụng nước lạnh.

Vệ sinh vùng kín đóng vai trò quan trọng để tránh các hậu quả hậu sản sau sinh. Phụ nữ cần mặc quần áo rộng rãi để sản dịch nhanh thoát ra ngoài, thay quần áo lót thường xuyên và vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhằm tránh viêm nhiễm.

Đặc biệt,  sau sinh mẹ cần được bổ sung dinh dưỡng, nhất là thực phẩm dễ tiêu hóa, bữa ăn cần đầy đủ các thành phần như ngũ cốc, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....