Một số biểu hiện trầm cảm sau sinh cần biết

Thứ Hai, 22/10/2018 10:23 AM (GMT+7)

Hiện nay, trầm cảm sau sinh là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, căn bệnh này có thể bức tử phụ nữ sau sinh. Bởi vậy, phát hiện sớm các dấu hiệu trầm cảm là cách tốt nhất để phòng chống bệnh.

Một số biểu hiện điển hình của bệnh trầm cảm sau sinh

Theo thống kê từ bệnh viện Từ Dũ có hơn 41% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng rối loạn thần kinh (trong đó có trầm cảm) có ý định tự tử. Cho nên cần phải kịp thời nhận biết các biểu hiện của bệnh trầm cảm sau khi sinh để tìm cách điều trị thích hợp. Một số biểu hiện trầm cảm sau sinh điển hình:

- Suy nhược cơ thể biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm sau khi sinh: phụ nữ sau sinh có thể trạng kém nhưng khi tâm lý ổn định, được bồi bổ và ăn uống, ngủ nghỉ thích hợp sẽ phục hồi nhanh. Tuy nhiên, với những người bị trầm cảm sau sinh sẽ có biểu hiện như: hay cảm thấy buồn chán, ủ rũ, không quan tâm, chải chuốt gì bản thân, có khi khóc lóc cả ngày không rõ nguyên nhân,… thì có ăn vẫn suy nhược.

Empty

- Sống thu mình, không thích nói chuyện với người khác giống như biểu hiện của người tự kỷ. Ban đầu là tâm lý rất muốn nói chuyện nhưng không có ai để nói, chỉ có 2 mẹ con mà em bé thì chưa giao tiếp được. Tâm trạng rất dễ rơi vào trạng thái tự kỷ, lâu dần thành quen, người mẹ sẽ ngại giao tiếp với người thân, bạn bè. Từ đó mà người mắc bệnh càng sống thu mình hơn.

- Rối loạn giấc ngủ chủ yếu là do người mẹ bị mất ngủ, thậm chí không ngủ được một chút nào. Bên  cạnh đó, có những người mẹ ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh giữa đêm. Có một số trường hợp mẹ bị mất ngủ kéo dài do lo lắng, stress, bác sỹ kê thuốc ngủ nhưng không tác dụng. Tâm lý người mẹ lúc đó càng thêm thất vọng.

- Lo âu, bất an: những người mẹ bị trầm cảm sau sinh thường có biểu hiện lo lắng. Họ thường lo lắng về ti tỉ thứ, đặc biệt là sức khỏe bản thân bị suy yếu quá mức hay bất an về sự an toàn của em bé. Họ còn cảm thấy đau nhức ở đâu đó nhưng đi khám bác sĩ thì không ra nguyên nhân nào cả.

- Cảm giác bị ám ảnh: đó có thể là sự ám ảnh về một người, một việc hay một hành động nào đó. Một số người cảm thấy mình là mối nguy hại cho đứa con. Những dấu hiệu này là biểu hiện của bệnh trầm cảm sau khi sinh. Ngoài cảm giác lo sợ làm hại con mình thì kèm theo đó là cảm giác tội lỗi.

- Luôn nghĩ đến cái chết: Biểu hiện của bệnh trầm cảm sau khi sinh nghiêm trọng nhất là người phụ nữ bi quan, nghĩ đến cái chết. Họ mệt mỏi, kiệt sức, không điều khiển được cảm xúc, cô đơn tột cùng sẽ nghĩ đến cái chết. Có nhiều trường hợp xảy ra khác như nhìn thấy con khóc là sợ, bị ám ảnh tiếng khóc đó mà nhảy lầu tự tử. 

Cách phòng chống trầm cả sau sinh

Để phòng chống hiệu quả tình trạng trầm cảm sau sinh phụ nữ cần:

- Chuẩn bị tâm lý sinh nở: trước khi sinh các mẹ cần chuẩn bị tâm lý  vững vàng và thoải mái nhất có thể. Khi đã có những chuẩn bị tốt về tâm sinh lý sinh nở thì bà bầu sẽ không cảm thấy đau đớn, mệt mỏi mà không bị sốc hay hoảng loạn. Điều này giúp phòng chống bệnh trầm cảm hiệu quả.

- Chế độ kiêng khem hợp lý: theo kinh nghiệm, phụ nữ sau sinh kiêng càng nhiều càng tốt, kiêng tắm gội càng tốt, lúc già sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Song nếu theo y học hiện đại, nếu chị em kiêng khem quá mức vô tình dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh do bí bách, căng thẳng, mệt mỏi. Chính vì thế, sau khi sinh các chị em nên lau cơ thể cho sạch sẽ và tiến hành tắm xông với các loại lá thảo dược để hồi phục sức khỏe và tinh thần.

Empty

- Dành nhiều thời gian nói chuyện với con: Nói chuyện với con sẽ làm cho các mẹ cảm thấy thư giãn, quên đi mệt mỏi khi chăm con. Không những vậy, hành động này được lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ giúp các mẹ và con thêm sự gắn kết, tình cảm và gắn bó hơn. Đặc biệt, điều này có giúp các chị em tránh được chứng bệnh trầm cảm sau sinh rất hiệu quả.

- Dành thời gian nghỉ ngơi: Để điều trị trầm cảm sau sinh, các chị em hãy đảm bảo dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Có những lúc các mẹ cần phải hoãn các công việc để nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ nhiều hơn. Bên cạnh đó, các mẹ nên học cách thư giãn, hít thở sâu để giảm áp lực và cảm thấy thoải mái hơn.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....